|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 16/3: Khối ngoại thu hẹp lực bán ròng, tâm điểm xả VIC, VHM

18:02 | 16/03/2022
Chia sẻ
Tại sàn HOSE, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 8 liên tiếp, tuy vậy điểm tích cực là quy mô xả ròng đã giảm so với phiên trước về mức 300 tỷ đồng. Về khối lượng, nhóm này bán ròng 9,6 triệu đơn vị cổ phiếu, tập trung ở nhóm bất động sản, kim loại.

VN-Index đóng cửa tại mốc 1.459,33 điểm, tăng gần 7 điểm với thanh khoản cạn kiệt. Bên mua và bên bán đều trở lên rất e dè trong bối cảnh phiên mai là phiên đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 3 cũng như chuẩn bị đón nhận thông tin về kết quả cuộc hợp FED về việc tăng lãi suất.

Đóng cửa, VN-Index tăng 6,59 điểm (0,45%) lên 1.459,33 điểm, HNX-Index tăng 2,66 điểm (0,6%) lên 446,18 điểm, UPCoM-Index tăng 0,48 điểm (0,42%) lên 116,04 điểm.

Giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 22.316 tỷ đồng, tương đương gần 763 triệu đơn vị cổ phiếu được mua bán. Đây là mức thanh khoản tương đương phiên hôm qua và ở mức thấp nhất so với mức trung bình 20 ngày sau các nhịp sụt giảm.

Phiên 16/3: Khối ngoại thu hẹp lực bán ròng, tâm điểm xả cổ phiếu bất động sản gồm VIC, VHM - Ảnh 1.

Xu hướng giao dịch khối ngoại trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Tại sàn HOSE, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 8 liên tiếp, tuy vậy điểm tích cực là quy mô xả ròng đã giảm so với phiên trước về mức 300 tỷ đồng. Về khối lượng, nhóm này bán ròng 9,6 triệu đơn vị cổ phiếu, tập trung ở nhóm bất động sản, kim loại.

Phiên 16/3: Khối ngoại thu hẹp lực bán ròng, tâm điểm xả cổ phiếu bất động sản gồm VIC, VHM - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Về giá trị cụ thể, khối ngoại rút ròng mạnh nhất khỏi bộ đôi cổ phiếu "họ" Vingroup, lần lượt là VIC (114 tỷ đồng) và VHM (74,4 tỷ đồng). Lực xả của khối ngoại khiến hai mã này đều ghi nhận đà giảm trong phiên, lần lượt đánh mất 0,26% và 0,4% giá trị.

Nối tiếp, khối ngoại bán ròng đồng thời khoảng 72 tỷ đồng ở cả hai cổ phiếu là HPG của Tập đoàn Hòa Phát và LPB của LienVietPost Bank. Bên cạnh đó, sắc xanh hiếm hoi trong danh mục bán ròng của khối ngoại còn xuất hiện tại FUEVFVND (26 tỷ đồng) và VHC (17,3 tỷ đồng).

Cùng chiều, giao dịch xả ròng với giá trị nhẹ hơn cũng xuất hiện tại một số cổ phiếu như HDB (27 tỷ đồng), GVR (17,1 tỷ đồng), MSN (15,7 tỷ đồng), BID (15,1 tỷ đồng)...

Phiên 16/3: Khối ngoại thu hẹp lực bán ròng, tâm điểm xả cổ phiếu bất động sản gồm VIC, VHM - Ảnh 3.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Ở chiều ngược lại, khối ngoại duy trì mua ròng nhiều nhất cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Tuy vậy, giá trị mua gom đã giảm hơn 60%, chỉ còn 48,5 tỷ đồng. Theo sau, cổ phiếu VCB của Vietcombank được mua gom nhẹ hơn với giá trị 17,5 tỷ đồng. 

Nối tiếp, dòng tiền ngoại cũng tìm đến hai mã bluechips là VNM và PNJ, với giá trị là 36,8 tỷ đồng và 27 tỷ đồng. Nối tiếp, nhóm này cũng mua ròng lần lượt TNH (18,2 tỷ đồng), VCG (17,6 tỷ đồng), DGC (15,4 tỷ đồng), GMD (15,4 tỷ đồng)...

Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp đà bán ròng 5,3 tỷ đồng trong phiên thứ 2 liên tiếp, theo đó bán ròng về khối lượng 29.476 đơn vị.

Ở chiều bán, nhóm này rút ròng chủ yếu khỏi bộ ba cổ phiếu là THD (1,9 tỷ đồng), NTP (1,6 tỷ đồng) và SCI (1 tỷ đồng). Nối tiếp, lực xả cũng lần lượt tìm đến PVS (716 triệu đồng), CEO (664 triệu đồng), IDC (509 triệu đồng)....với giá trị nhỏ hơn.

Trở lại chiều mua, giao dịch có phần thu hẹp khi khối ngoại chỉ mua ròng mạnh nhất tại PVI (687 triệu đồng) và LUT (373 triệu đồng). Theo sau, nhóm này mua ròng nhẹ lần lượt tại GIC, PSD, CTC, BCC...

Tại thị trường UPCoM, xu hướng mua ròng được tiếp tục khi khối ngoại mua gom 2,7 tỷ đồng, hay rót vốn vào 62.037 đơn vị.

Xét giao dịch chiều mua, cổ phiếu VTP của Viettel Post dẫn đầu về giá trị mua ròng với 3,8 tỷ đồng, theo sau bởi MCH (1 tỷ đồng). Một số mã cũng ghi nhận giao dịch cùng chiều còn có MML (892 triệu đồng), LTG (682 triệu đồng)...

Sau nhiều phiên mua gom, các nhà đầu tư đảo chiều bán ròng 5 tỷ đồng cổ phiếu QNS của Đường Quảng Ngãi. Cùng chiều, nhóm này cũng bán ròng với quy mô dưới 1 tỷ đồng tại BSR, ACV, CSI, KLB...

Thảo Bùi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.