|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 10/2: Khối ngoại tập trung bán ròng cổ phiếu bluechips, tâm điểm VIC, HPG

16:30 | 10/02/2022
Chia sẻ
Giao dịch khối ngoại tiếp tục tỏ ra kém sắc khi nhóm này bán ròng 740 tỷ đồng trên HOSE. Trong đó, VIC tiếp tục là tâm điểm xả ròng với giá trị lên tới 453 tỷ đồng.

Tác động tiêu cực nhất đến thị trường chung vẫn là nhóm cổ phiếu "họ Vingroup" khi chỉ riêng VIC và VHM đã lấy đi 3,2 điểm của VN-Index, kéo dài đà giảm của VIC sau 3 phiên đỏ lửa.

Đóng cửa, VN-Index tăng 1,41 điểm (0,09%) lên 1.506,79 điểm, HNX-Index tăng 4,05 điểm (0,95%) đạt 428,24 điểm, UPCoM-Index tăng 0,64 điểm (0,57%) lên 112,64 điểm.

Có thể thấy, dòng tiền trong các phiên gần đây có xu hướng dịch chuyển rất nhanh giữa các nhóm cổ phiếu. Sau 3 phiên đầu năm nhiều "lộc lá", cổ phiếu ngành thép đã hạ nhiệt đáng kể trong phiên hôm nay. Ngoại trừ NKG tăng 2% và VGS đứng giá tham chiếu, các cổ phiếu còn lại trong nhóm đều chịu áp lực điều chỉnh và đóng cửa trong sắc đỏ.

Phiên 10/2: Khối ngoại tập trung bán ròng cổ phiếu bluechips, tâm điểm VIC, HPG - Ảnh 1.

Xu hướng giao dịch khối ngoại trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Trên sàn HOSE, khối ngoại giao dịch kém sắc khi bán ròng 740 tỷ đồng ngay sau một phiên mua gom nhẹ, tương đương gần 11 triệu đơn vị. Nhà đầu tư ngoại đẩy mạnh việc chốt lời cổ phiếu bất động sản, trong khi tiếp tục mua gom chứng chỉ quỹ ETF.

Phiên 10/2: Khối ngoại tập trung bán ròng cổ phiếu bluechips, tâm điểm VIC, HPG - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Xét giá trị cụ thể, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup tiếp tục dẫn đầu chiều bán khi bị xả ròng hơn 453 tỷ đồng. Theo sau, VHM của Vinhomes cũng bị bán ròng 32,1 tỷ đồng. Lực bán tăng mạnh ở nhóm cổ phiếu "họ" Vin khiến hai mã này trở thành tác nhân chính kéo tụt chỉ số khi lấy đi của VN-Index hơn 3,1 điểm.

Tương tự, phần lớn lực bán của khối ngoại xuất hiện ở các cổ phiếu trong rổ VN30 khi lần lượt bán ròng HPG (145 tỷ đồng), NVL (85,2 tỷ đồng), SSI (58,5 tỷ đồng), MSN (45,8 tỷ đồng).

Cùng chiều, giao dịch tương tự cũng được ghi nhận tại một số mã như KBC (66,5 tỷ đồng), DXG (62,5 tỷ đồng), GEX (44,7 tỷ đồng), HPX (33,8 tỷ đồng)...

Phiên 10/2: Khối ngoại tập trung bán ròng cổ phiếu bluechips, tâm điểm VIC, HPG - Ảnh 3.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Ở chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND tiếp tục là tâm điểm thu hút phần lớn lực cầu ngoại khi được mua gom với quy mô 229 tỷ đồng. Về khối lượng, mã này được mua vào hơn 7,9 triệu đơn vị và tăng nhẹ so với phiên trước.

Nối tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhẹ hơn ở một số cổ phiếu, lần lượt phải kể đến như VGC (54,4 tỷ đồng), VCB (54,1 tỷ đồng), HDB (31,9 tỷ đồng), VNM (21,4 tỷ đồng), SAB (20,9 tỷ đồng). Bên cạnh đó, lực cầu dưới 20 tỷ đồng cũng xuất hiện tại GMD, BID, TCM, PLX....

Tại sàn HNX, quy mô mua ròng của khối ngoại thu hẹp chỉ còn hơn 1,2 tỷ đồng, tương đương mua về khối lượng 137.205 đơn vị cổ phiếu.

Có phần kém tích cực hơn so phiên trước, sàn HNX chỉ ghi nhận một cổ phiếu được mua ròng trên 1 tỷ đồng là APS của Chứng khoán APEC (1,8 tỷ đồng). Kế tiếp, quy mô mua ròng nhẹ hơn được ghi nhận tại PVI (961 triệu đồng), PGN (709 triệu đồng), PHP (590 triệu đồng), PVS (431 triệu đồng)...

Tại chiều bán ra, khối ngoại rút ròng mạnh nhất khỏi VCS (1,7 tỷ đồng) và EID (1,3 tỷ đồng). Tương tự, một số mã cũng được giao dịch cùng chiều còn có THD (671 triệu đồng), BVS (393 triệu đồng), TDN (209 triệu đồng)...

Tương tự, trên thị trường UPCoM, nhóm này có phiên mua ròng thứ 6 liên tiếp về giá trị với 30 tỷ đồng. Về khối lượng, khối ngoại rót vốn vào ròng 609.784 đơn vị.

Ở chiều mua, cổ phiếu QNS của Đường Quảng Ngãi duy trì thu hút 9,7 tỷ đồng vốn ngoại. Theo sau, lực cầu lần lượt tìm đến danh mục gồm BSR (6,4 tỷ đồng), ACV (5,6 tỷ đồng), CTR (5,3 tỷ đồng), VOC (1,3 tỷ đồng)...

Ngược lại, nhóm này chỉ rút ròng mạnh nhất khỏi TCI của Chứng khoán Thành Công (568 triệu đồng), trước khi bán ròng nhẹ hơn tại SEA (304 triệu đồng), NTC (107 triệu đồng), MPC (79 triệu đồng)...

Thảo Bùi

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.