Phí kiều hối cao làm lao động nhập cư toàn cầu 'mất' 25 tỷ USD/năm
Việt Nam vào top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất 2017 |
Một số dịch vụ chuyển tiền tại châu Phi lấy mức phí trên 20% và vẫn rất nhiều người sẵn sàng chuyển tiền thông qua các dịch vụ này. Điều đó có nghĩa là những gia đình tại các quốc gia nghèo nhất thế giới đang cần tới sự hỗ trợ để giảm mức phí quá cao này.
Kiều hối do những người lao động nhập cư đang sinh sống tại các nước phát triển là nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh. Khoản tiền này có thể giúp nhiều gia đình thoát nghèo bằng việc cung cấp sự ổn định tài chính.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, tổng lượng kiều hối được chuyển về quê nhà trên toàn cầu trong năm 2017 lên tới 613 tỷ USD, cao hơn nhiều so với số tiền viện trợ phát triển chính thức, chủ yếu là tới các nước thu nhập thấp và trung bình. Tại một số quốc gia như Kyrgyzstan, Nepal và Liberia, kiều hối chiếm hơn 25% GDP quốc gia. Tuy nhiên, theo báo cáo giáo dục toàn cầu 2019 của UNESCO, chi phí chuyển tiền hiện vẫn cao, trung bình khoảng 7% trong tổng số tiền được gửi.
Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã cam kết cắt giảm chi phí gửi kiều hối xuống 3% theo các mục tiêu phát triển bền vững. Nếu mục tiêu đó được hoàn thành, người lao động nhập cư toàn cầu có thể tiết kiệm hơn 25 tỷ USD mỗi năm, qua đó tăng chi tiêu cho giáo dục của các gia đình thêm 1 tỷ USD. Các ngân hàng truyền thống vẫn là kênh chuyển tiền có mức phí cao nhất, trung bình hơn 10%. Đáng chú ý, phí chuyển tiền tới một số khu vực như cận Sahara của châu Phi lên tới khoảng 9%. Nhiều người kêu gọi áp dụng thêm các quy định và tăng cường cạnh tranh để đảm bảo người nhập cư có thêm các lựa chọn phù hợp, với mức phí vừa phải và minh bạch. Trong khi đó, các tập đoàn tài chính cho rằng cần số hóa các dịch vụ tài chính nhằm giảm bớt chi phí thanh toán, bao gồm cả chuyển kiều hối.
Xem thêm |