|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Lượng kiều hối vào TP HCM 9 tháng đầu năm nhiều hơn cả năm 2022

08:57 | 24/10/2023
Chia sẻ
Trong 9 tháng đầu năm, TP HCM đã nhận 6,7 tỷ USD kiều hối, tăng 40% so với cùng kỳ và vượt cả mức kiểu hối của cả năm ngoái.

(Ảnh minh họa: VGP).

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP HCM, cho biết lượng kiều hối chuyển về thành phố tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, quý sau tăng trưởng cao hơn quý trước và duy trì ở mức tăng trưởng khá.

Tính đến cuối tháng 9/2023, lượng kiều hối chuyển về TP HCM đạt gần 6,69 tỷ USD,tăng 40% so với cùng kỳ năm 2022, vượt con số cả năm 2022 (cao hơn 1,3%). Riêng trong quý III/2023 lượng kiều hối chuyển về đạt hơn 2,35 tỷ USD, tăng 6,2% so với quý liền trước.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP HCM cho rằng, để kiều hối tiếp tục tăng trưởng tốt trong thời gian tới, đặc biệt những tháng cuối năm, các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ cần tiếp tục chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, lượng kiều hối tiếp tục là nguồn lực vàng cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và thành phố nói riêng, tạo điều kiện cho người dân, người nhận kiều hối cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời kích thích thị trường lao động phát triển.

Ngoài ra, lượng kiều hối chuyển về tăng trưởng tốt còn có tác động hỗ trợ và tích cực đối với thị trường tiền tệ, ngoại hối... Nhiều công ty chứng khoán đánh giá rằng kiều hối, cùng với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và thặng dư thương mại là ba yếu tố chính hỗ trợ cho tỷ giá trong những tháng cuối năm nay. 

Khối lượng kiều hối chuyển về TP HCM thường chiếm khoảng một nửa kiều hối cả nước. Theo ước tính của NHNN, vào năm 2021, cả nước nhận 12,5 tỷ USD kiều hối. Cùng năm, chỉ riêng TP HCM đã thu về 7,1 tỷ USD. 

Minh Quang

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).