|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Phi cơ ùn ứ ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất

08:40 | 08/05/2020
Chia sẻ
Khi các đường bay quốc tế chưa hoạt động lại vì dịch COVID-19, hai cảng hàng không lớn nhất nước là Tân Sơn Nhất và Nội Bài vẫn trong cảnh phi cơ xếp kín ở các góc sân đỗ.
Phi cơ ùn ứ ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất - Ảnh 1.

Sân đỗ khu vực Trung tâm bảo dưỡng sửa chữa máy bay tại Cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội). Hình ảnh ghi lại ngày 3/5 cho thấy các loại máy bay từ Airbus A321 đến Boeing 787 Dreamliner của Vietnam Airlines đều nằm im tại chỗ.

Phi cơ ùn ứ ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất - Ảnh 2.

Xa hơn một đoạn là khu vực đỗ của nhiều hãng hàng không khác nhau. Hàng không Việt vừa có 3 tháng gian nan vì dịch Covid-19. Lãnh đạo Cục Hàng không chia sẻ, tính tới đầu tháng 5 các đường bay nội địa mới được khôi phục một phần và còn khoảng 70-80% đội tàu bay vẫn đang “nằm đất”.

Phi cơ ùn ứ ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất - Ảnh 3.

Theo ước tính của Cục Hàng không, dịch Covid-19 có thể khiến các hãng hàng không Việt hụt 30.000 tỷ đồng doanh thu trong năm 2020. Con số này đang dần hiện thực hóa khi kết quả kinh doanh quý I của các hãng đã được thể hiện qua báo cáo tài chính ghi nhận lỗ.

Phi cơ ùn ứ ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất - Ảnh 4.

Trong nhiều năm liền, hàng không Việt luôn tăng trưởng ở mức 2 con số phần trăm. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới ngành và đặt hàng không Việt vào khủng hoảng.

Phi cơ ùn ứ ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất - Ảnh 5.

Theo báo cáo tài chính quý I của Vietnam Airlines, hãng này ghi nhận lỗ 2.600 tỷ đồng. Đây là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử của Vietnam Airlines và nhiều hơn lợi nhuận ròng 2.500 tỷ của cả năm 2019. Tính riêng về doanh thu so với quý I/2019, Vietnam Airlines đã hụt 6.700 tỷ đồng vì dịch Covid-19.

Phi cơ ùn ứ ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất - Ảnh 6.

Vietjet Air cũng ghi nhận mức lỗ 989 tỷ đồng trong quý I. Đây là lần đầu tiên hãng ghi nhận lỗ trong quý kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán.

Phi cơ ùn ứ ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất - Ảnh 7.

Tính riêng về doanh thu vận tải hàng không, Vietjet Air hụt khoảng 2.800 tỷ đồng vì đại dịch Covid-19 trong 3 tháng đầu năm 2020.

Phi cơ ùn ứ ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất - Ảnh 8.

Tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) ngày 4/5. Giống như nhiều hãng bay khác, Jetstar Pacific Airlines cũng rơi vào tình cảnh gần như đóng băng vì dịch Covid-19. Theo số liệu từ Cục Hàng không, hãng này hầu như ở trạng thái ngủ đông trong giai đoạn 19/3-18/4 khi số chuyến bay giảm tới 97,2% so với cùng kỳ. Trong 30 ngày, hãng chỉ thực hiện 79 chuyến bay, tương đương hơn 2 chuyến bay mỗi ngày, mức thấp chưa từng có trong lịch sử khai thác của Jetstar Pacific.

Phi cơ ùn ứ ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất - Ảnh 9.

Theo thống kê của Planespotters, Jetstar đang "nằm sân" hoàn toàn 15 chiếc, không có chiếc nào được đưa vào khai thác. Toàn bộ chuyến bay của hãng đều đang thực hiện dưới dạng đồng thương hiệu với Vietnam Airlines.

Phi cơ ùn ứ ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất - Ảnh 10.

Tính tới đầu tháng 5, đội bay của Bamboo Airways vẫn đang nằm sân hơn một nửa. Hãng hiện có 22 chiếc trong đội bay thì có 10 chiếc đang được khai thác và 12 chiếc nằm sân.

Phi cơ ùn ứ ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất - Ảnh 11.

Theo số liệu thống kê từ Cục Hàng không, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, số lượng chuyến bay của Bamboo Airways đã giảm từ 4.000 chuyến/tháng vào cao điểm Tết xuống còn 238 chuyến trong giai đoạn tháng 4 "cách ly xã hội".

Phi cơ ùn ứ ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất - Ảnh 12.

Trong 4 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, các hãng hàng không vận chuyển trên 150.000 hành khách. Chiều 6/5, Bộ GTVT đã có công văn hỏa tốc cho phép tất cả loại hình vận tải hành khách, trong đó có hàng không bỏ giãn cách ghế ngồi từ 0h ngày 7/5.

Diệp Anh