Phép màu công nghệ của Trung Quốc có thể 'bay màu' vì chính sách quản lý hà khắc
Sự trỗi dậy của ngành công nghệ là một trong những thành tựu đáng nể nhất của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua. Alibaba xử lý lượng giao dịch thương mại điện tử nhiều gấp đôi so với Amazon. Tencent điều hành WeChat, siêu ứng dụng phổ biến nhất thế giới với 1,2 tỷ người dùng.
Cách mạng công nghệ đã giúp Trung Quốc biển đổi triển vọng kinh tế dài hạn, bằng cách cho phép nước này nhảy vọt từ sản xuất sang các lĩnh vực mới như chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo.
Ngoài việc thúc đẩy sự thịnh vượng của Trung Quốc, ngành công nghệ rực rỡ cũng có thể là nền tảng để Trung Quốc xô đổ Mỹ, leo lên ngôi vị cường quốc số một thế giới.
Đó là lý do tại sao cuộc trấn áp mà Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm vào ngành công nghệ trị giá 4.000 tỷ USD của Trung Quốc thật đáng kinh ngạc. Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện hơn 50 hành động pháp lý lên các công ty với một loạt cáo buộc, từ vi phạm luật chống độc quyền đến thu thập dữ liệu người dùng trái phép. Mối đe dọa về lệnh cấm và tiền phạt đã đè nặng lên giá cổ phiếu, khiến nhà đầu tư mất khoảng 1.000 tỷ USD.
Theo tờ Economist, mục tiêu trước mắt của ông Tập có thể là dạy cho các tỷ phú một bài học và tăng cường quyền lực của các cơ quan quản lý đối với các thị trường kỹ thuật số đầy hỗn loạn.
Nhưng tham vọng sâu xa của giới lãnh đạo Trung Quốc là kiến thiết lại ngành công nghiệp theo kế hoạch chi tiết của mình. Họ hy vọng kế hoạch của mình sẽ nâng cao lợi thế công nghệ của đất nước, đồng thời thúc đẩy cạnh tranh và làm lợi cho người tiêu dùng.
Địa chính trị cũng có thể là một động lực khác. Lệnh hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc tới các linh kiện được sản xuất bằng công nghệ Mỹ đã thuyết phục giới chức Bắc Kinh rằng nước này cần tăng cường khả năng tự cung ứng trong những lĩnh vực thiết yếu như chất bán dẫn. Cuộc trấn áp nhằm vào công ty game và phần mềm có thể thúc đẩy các kỹ sư và lập trình viên tài năng chuyển sang nghiên cứu các loại chip tiên tiến.
Tuy nhiên, chiến lược của Trung Quốc đồng thời lại là canh bạc khổng lồ có thể tạo ra thiệt lại lâu dài tới doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế.
Nguy cơ khi thí nghiệm thất bại
20 năm trước, Trung Quốc không có vẻ gì là đang mấp mé ngưỡng cửa phép màu công nghệ. Thung lũng Silicon coi thường và cho rằng những gã tiên phong như Alibaba là kẻ bắt chước, cho đến khi công ty do Jack Ma sáng lập vượt lên dẫn đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán kỹ thuật số.
Ngày nay Trung Quốc có đến 73 công ty kỹ thuật số vốn hóa trên 10 tỷ USD. Hầu hết có nhà đầu tư phương Tây và giám đốc cấp cao được đào tạo ở nước ngoài. Hệ sinh thái đầu tư mạo hiểm năng động liên tục tạo ra những ngôi sao mới. Trong số 160 "kỳ lân" của Trung Quốc (startup trị giá hơn 1 tỷ USD), một nửa hoạt động trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và người máy.
Trên thực tế, công cuộc cải tổ ngành công nghệ của Trung Quốc phản ánh những lo ngại thúc đẩy hành động của giới chính trị gia phương Tây: Thị trường kỹ thuật số có xu hướng tiến đến độc quyền và công ty công nghệ tích trữ dữ liệu, chèn ép nhà cung cấp, bóc lột nhân viên và làm suy yếu đạo đức xã hội.
Trung Quốc từ lâu đã cần chính sách quản lý mạnh mẽ hơn. Khi Trung Quốc mở cửa, giới lãnh đạo giữ quyền kiểm soát chặt chẽ lên tài chính, viễn thông và năng lượng nhưng cho phép công nghệ mặc sức phát triển.
Các công ty kỹ thuật số tiên phong tận dụng sự tự do này để tăng trưởng thần tốc. Ứng dụng gọi xe Didi có nhiều người dùng hơn tổng dân số Mỹ.
Tuy nhiên, các nền tảng kỹ thuật số lớn cũng lợi dụng tự do để giẫm đạp lên những công ty nhỏ hơn. Các đại gia công nghệ cấm nhà cung cấp bán hàng trên nền tảng của đối thủ. Tài xế giao đồ ăn và lao động tự do không được hưởng quyền lợi cơ bản. Giới lãnh đạo Trung Quốc muốn chấm dứt những hành vi sai trái đó. Đó là một tham vọng được nhiều nhà đầu tư ủng hộ.
Câu hỏi là làm cách nào? Trung Quốc sắp trở thành phòng thí nghiệm chính sách trong đó chính phủ tìm cách tăng cường khả năng quản lý lên doanh nghiệp. Mới đây nhất, Trung Quốc đã áp đặt khả năng tương tác giữa các nền tảng, lệnh cho Alibaba và Tencent ngừng chặn các liên kết trang web của nhau khỏi nền tảng. Các thuật toán gây nghiện có thể được kiểm soát chặt chẽ hơn. Tất cả những điều này sẽ làm tổn hại lợi nhuận, nhưng có thể làm cho thị trường hoạt động tốt hơn.
Nhưng nỗ lực định hình lại ngành công nghệ của Trung Quốc có thể dễ dàng đi sai hướng. Động thái của Bắc Kinh có khả năng làm dấy lên sự nghi ngờ ở nước ngoài, cản trở tham vọng bán dịch vụ và thiết lập tiêu chuẩn công nghệ toàn cầu của Trung Quốc lên toàn thế giới trong thế kỷ 21. Bất kỳ lực cản nào đối với tăng trưởng sẽ vượt xa biên giới Trung Quốc.
Rủi ro lớn hơn là cuộc trấn áp sẽ thui chột tinh thần kinh doanh ở Trung Quốc. Khi nền kinh tế chuyển hướng từ sản xuất sang dịch vụ thì tinh thần dám chấp nhận rủi ro ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Một số tài phiệt công nghệ hàng đầu của Trung Quốc đã rút lui khỏi công ty do họ sáng lập và rời xa ánh mắt công chúng. Các doanh nhân sẽ nghĩ kỹ lại về tham vọng muốn noi gương thần tượng một thời của họ.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/