|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Phát triển năng lượng gió, điện mặt trời

10:52 | 09/08/2019
Chia sẻ
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế đất đai phát triển nông nghiệp và là trung tâm của khu vực Tây Nguyên. Gần đây, Đắk Lắk lại phát huy tiềm năng lớn từ điện gió, điện mặt trời…

Đắk Lắk có diện tích tự nhiên lớn thứ 4 cả nước, đất đai màu mỡ, ít bị ảnh hưởng của bão, khí hậu phù hợp với sản xuất nông nghiệp đa dạng với quy mô lớn. 

Đặc biệt, Đắk Lắk còn có tiềm năng lớn về điện gió (tổng công suất dự kiến khoảng 1.400 MW), điện mặt trời (95 GWh/năm), điện sinh khối rất dồi dào, với năng lượng sinh khối từ bã mía (gần 8 triệu tấn), từ cuống sắn (2,5 triệu tấn) và rác thải đô thị.

Phát triển năng lượng gió, điện mặt trời - Ảnh 1.

Nhằm tạo môi trường cũng như thu hút đầu tư vào địa phương, trong thời gian qua, Đắk Lắk đã có nhiều hành động cụ thể và bước đầu có hiệu quả. Đến nay đã có nhiều dự án được đầu tư trên lĩnh vực năng lượng gió, năng lượng mặt trời mang lại hiệu quả.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk, hiện trên địa bàn tỉnh có 16 nhà đầu tư trong và ngoài nước đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương cho nghiên cứu, khảo sát đo gió để lập dự án điện gió. 

Hiện nay, dự án Trang trại Phong điện Tây Nguyên - giai đoạn 1, công suất 28,8 MW đang triển khai thi công, dự kiến tháng 9/2019 hoàn thành đưa vào vận hành phát điện. Có 3 dự án đang hoàn thiện báo cáo đầu tư và thực hiện các bước tiếp theo để triển khai; các dự án khác, nhà đầu tư đang tiến hành khảo sát đo gió.

Phát triển năng lượng gió, điện mặt trời - Ảnh 2.

Riêng về dự án điện mặt trời, hiện trên địa bàn tỉnh có 17 nhà đầu tư triển khai khảo sát, lập dự án. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bổ sung Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện – Ea Súp, giai đoạn 1 công suất 600 MW (750MWp) vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 3 dự án khác vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. 

Có 5 dự án điện mặt trời, công suất 210MWp đã được Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đắk Lắk; trong đó 4 dự án: Nhà máy điện mặt trời Srêpôk 1 (Công suất 50MWp); Nhà máy điện mặt trời Quang Minh (công suất 50MWp); dự án trang trại điện mặt trời tại BMT tại huyện Krông Pắc (công suất 30MWp); Nhà máy điện mặt trời Jang Bông huyện Buôn Đôn (công suất 10MWp), đã hoàn thành đưa vào vận hành phát điện, góp phần tăng thêm công suất cho lưới điện quốc gia. 

Còn một dự án đang triển khai thi công, dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành phát điện trong thời gian tới. Ngoài ra, có 12 dự án Bộ Công Thương đang thẩm định, phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đắk Lắk.

Phát triển năng lượng gió, điện mặt trời - Ảnh 3.

Điện gió tại huyện Ea H'leo, Đắk Lắk

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng đang ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo để giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng truyền thống nhằm bảo vệ môi trường, vì sự phát triển bền vững. 

Với vị trí địa lý, đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa, Đắk Lắk cho thấy rõ lợi thế với nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và đa dạng, có thể khai thác cho sản xuất năng lượng như điện gió, điện mặt trời…


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Bá Thăng

Khai thông rào cản đầu tư, Việt Nam sẽ bứt phá trong thu hút làn sóng FDI mới
GDP của Việt Nam đã tăng dần trong những năm gần đây. Nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ qua trong khu vực. Phân tích GDP theo ngành, sản xuất chế tạo là một trong những lĩnh vực đóng góp chính cho GDP của Việt Nam, chiếm khoảng 25% GDP và là ngành lớn nhất trong cơ cấu kinh tế Việt Nam.