|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

[Phần 3] Trung Quốc đảm nhận vai trò dẫn dắt toàn cầu bảo vệ môi trường

21:56 | 17/05/2019
Chia sẻ
Sau khi Mỹ rút lui khỏi Hiệp định Paris, Trung Quốc đã trở thành người bảo vệ thực tế cho Hiệp định nhằm chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
[Phần 3] Trung Quốc đảm nhận vai trò dẫn dắt toàn cầu bảo vệ môi trường   - Ảnh 1.

Một nhà máy nhiệt điện chạy bằng than thuộc sở hữu nhà nước ở Hoài Nam, tỉnh An Huy.

Điều tạo nên sự khác biệt với Trung Quốc là có vai trò dẫn dắt để không trở thành nơi gây ô nhiễm lớn nhất thế giới, theo ông Leo Horn-Phathanothai, Giám đốc Hợp tác quốc tế, Viện Tài nguyên Thế giới. 

 "Tôi nghĩ người Trung Quốc ý thức được mọi ánh mắt đều đổ dồn vào họ. Sẽ có sự giám sát kĩ lưỡng và tôi cho rằng đó là một điều tốt."

Trên thực tế, Trung Quốc đã ghi điểm về vai trò lãnh đạo môi trường toàn cầu trong ngày 17/1/2017, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vị chủ tịch đầu tiên của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos. 

Ông Tập xuất hiện ba ngày trước lễ nhậm chức tổng thống tại Washington của ông Donald Trump, người tuyên bố chấm dứt mọi sự liên quan của Mỹ với Hiệp định Paris.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Tập gợi nhắc đến "Câu chuyện về hai thành phố", cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Charles Dickens về "thời kì tốt nhất và thời kì tồi tệ nhất", lấy bối cảnh cuối thế kỉ 18 ở Pháp và Anh xung quanh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và cuộc Cách mạng Pháp. 

Những luận điểm chính của Chủ tịch Tập Cận Bình gồm thương mại toàn cầu, tăng trưởng, đa phương và lãnh đạo, nhưng ông cũng đã chạm mạnh tới vấn đề môi trường 4 lần. "Hiệp định Paris là một thành tựu khó đạt được, phù hợp với xu hướng phát triển toàn cầu. Tất cả bên kí kết nên tuân theo thay vì rời bỏ nó, bởi đây là trách nhiệm chúng ta phải đảm nhận cho các thế hệ tương lai", ông Tập nhận định.

[Phần 3] Trung Quốc đảm nhận vai trò dẫn dắt toàn cầu bảo vệ môi trường   - Ảnh 3.

30 thành phố ô nhiễm lớn nhất trên thế giới, xếp hạng bởi mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng, theo nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm 2018 (µg/m3 Khuyến nghị của WHO: 10 µg/m3.

Tuy nhiên trong cùng bài phát biểu, ông Tập đã hứa sẽ đưa 700 triệu khách du lịch Trung Quốc ra nước ngoài trong 5 năm tới, vấn đề không liên quan tới dấu chân carbon. 

Thật vậy, có những bằng chứng cho thấy hầu như bất cứ điều gì Trung Quốc làm đều có tác động đáng kể tới kinh tế và môi trường. Một phần tư khách du lịch ở Thái Lan đến từ Trung Quốc bằng đường hàng không, tạo ra khoảng 4% tổng sản phẩm quốc nội cho xứ sở chùa vàng.

Tuy nhiên, theo Nikkei Asia Review, lượng du khách Trung Quốc đến Thái Lan đã giảm hơn 12% so với năm ngoái trong tháng 2 và gần 2% trong tháng 3 năm nay. 

Điều này được giải thích với một lý do khá trớ trêu là do ô nhiễm không khí nghiêm trọng, đặc biệt là ở miền Bắc Thái Lan. Tỉnh Chiang Mai đã ghi nhận một số báo cáo về nồng độ PM2.5 (bụi mịn) chạm mức cao nhất thế giới trong năm nay.

Nguyên nhân đáng kể gây ra sự ô nhiễm trên là nạn đốt rừng tràn lan để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập nấm hoang dã, nhằm thỏa mãn nhu cầu của tầng lớp trung lưu đang phát ở Trung Quốc. 

Các nhà cung cấp lớn ở tỉnh Vân Nam không thể đáp ứng nhu cầu trong nước, khi đốt rừng và nhập khẩu trái phép lâm sản ở quốc gia này sẽ chịu phạt nặng. Kết quả là, môi trường của Thái Lan bị hủy hoại cùng với triển vọng du lịch của quốc gia Đông Nam Á - và Trung Quốc có trách nhiệm trong cả hai vấn đề này.

Dương Dương