|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Phần 2] Những yếu tố đe dọa tương lai ngành cà phê: Biến đổi khí hậu, dịch bệnh, nông dân bỏ vườn

07:30 | 16/11/2018
Chia sẻ
Nghiên cứu của chuyên gia cho thấy, biến đổi khí hậu đang giảm diện tích trồng cà phê trong khoảng thời gian một thế hệ. Cà phê ở Trung và Nam Mỹ có thể thích nghi tốt hơn với biến đổi khí hậu, nhưng bệnh gỉ lá tiếp tục tàn phá vườn cây. Với thu nhập thấp, nhiều nông dân trồng cà phê ở châu Phi đang đổi vườn hoặc bỏ đồng loạt.

Như [Phần 1] cho thấy ngành cà phê phải hợp tác bền vững với nông dân, hoặc là sẽ chịu rủi ro mất một số giống cà phê đặc biệt mãi mãi.

Giá cà phê toàn cầu hiện ở mức thấp nhất trong 12 năm qua, rớt xuống mức đáy 1 USD/pound trong tháng 8/2018. Đối với các nông dân cà phê, giá thấp đồng nghĩa với việc nông trại làm ăn vốn dĩ ít lời và không an toàn của họ càng trở nên khó sống.

Phần 2 dưa ra nghiên cứu của chuyên gia cho thấy, biến đổi khí hậu đang giảm diện tích trồng cà phê trong khoảng thời gian một thế hệ. Cà phê ở Trung và Nam Mỹ có thể thích nghi tốt hơn với biến đổi khí hậu, nhưng bệnh gỉ lá tiếp tục tàn phá vườn cây. Với thu nhập thấp, nhiều nông dân trồng cà phê ở châu Phi đang đổi vườn hoặc bỏ đồng loạt.

Giải quyết biến đổi khí hậu mang tính thế hệ trong hôm nay

Có rất ít nghi ngờ trong nghiên cứu của Tiến sĩ Aaron Davis, trưởng phòng nghiên cứu cao cấp của tài nguyên thực vật tại Kew và đội của ông, và phản hồi từ cộng đồng trồng cà phê ở Ethiopia rằng sự biến đổi khí hậu đang giảm diện tích trồng cà phê trong khoảng thời gian một thế hệ.

Ở một số nơi ông bà của những nhà sản xuất Ethiopia có thể dự đoán sản lượng thu hoạch hàng năm, cha mẹ của họ thì mỗi 3 năm và ngày nay chu kì 5 năm ngày càng trở nên bình thường.

Nhưng áp lực xu hướng giảm giá ở phía trên chuỗi cung ứng đang đe dọa khả năng sẵn sàng để đối phó với biến đổi khí hậu ngày nay của những nhà sản xuất.

Đơn giản là không thể linh hoạt tài chính thì nông dân không thể thực hiện những bước sơ đẳng để thích nghi với biến đổi khí hậu, hay đầu tư vào quản lý sâu bọ và dịch bệnh.

phan 2 nhung yeu to de doa tuong lai nganh ca phe bien doi khi hau dich benh nong dan bo vuon
Nơi phơi cà phê trong rừng Yayu, một phần của dự án

Để giải thích về thách thức với nông dân trên mặt đất, Davis trình bày một thí nghiệm sử dụng bổi để tăng độ ẩm cho đất và mức dinh dưỡng trên 1 ha đất trồng. Mặc dù lớp phủ này miễn phí và chỉ cách 1 km từ nơi trồng, người nông dân cần phải mất khoảng 100 chuyến xe, cũng như nguyên liệu vận chuyển và nhân công để đặt lớp phủ này.

“Theo tính toán, chúng tôi nhận ra rằng tổng giá trị của vườn cà phê thấp hơn chi phí để phủ lớp bổi này. Thậm chí với thu nhập tăng thêm từ lợi ích mang lại của việc phủ lớp bổi này, lợi nhuận vẫn không có. Rất nhiều nông dân sẽ bỏ nghề cà phê nếu có lựa chọn khác, nhưng không có”, theo Davis.

Dịch bệnh tàn phá

Kịch bản này đang xảy ra ở quy mô khác nhau trên khắp các vườn cà phê toàn cầu. Trung và Nam Mỹ có thể thích nghi tốt hơn với biến đổi khí hậu, nhưng bệnh gỉ lá tiếp tục tàn phá vườn cây mỗi năm.

Thậm chí với việc ra đời của những cây lai chống lại bệnh này, thay thế 1 ha cũng tốn khoảng 2.300 USD và biến đổi khí hậu đồng nghĩa với việc thay đổi một thửa vườn mỗi 10 - 15 năm sẽ được đổi thành chu kì 8 năm thường xuyên hơn, bào mòn lợi nhuận của người nông dân.

Nông dân trồng cà phê bỏ vườn, trồng cây khác

Thực thế là chỉ ra những áp lực chuỗi cung ứng để tăng lợi nhuận sẽ dễ dàng hơn đối phó với thách thức vĩ đại mang tên biến đổi khí hậu và dịch bệnh quy mô lớn. Nếu người mua không thể chuyển giá trị từ đất trồng sang sinh vật sản xuất, thì tăng giá cho nông dân là một phần khả thi của giải pháp.

Với thu nhập thấp, nhiều nông dân trồng cà phê ở châu Phi đang đổi vườn hoặc bỏ đồng loạt. Một báo cáo của Reuters gần đây đang chuyển sang những vườn có giá trị thương mại hơn như bơ, có thể tạo ra giá cao gấp 10 lần cà phê. Ở Ethiopia, Davis cho hay rất nhiều nông dân, đặc biệt ở vùng sản xuất cà phê Harar, cũng đã chuyển sang trồng cây gây nghiện khác.

Ảnh hưởng của những nông dân bỏ cà phê không chỉ là mang tính xã hội, nó còn nhanh chóng chuyển thành vấn đề môi trường nữa.

“Các học viện ở Ethiopia nói rằng không có cà phê thì sẽ không có rừng ẩm ở đất nước này, và các nghiên cứu cũng chứng minh điều đó.

Nếu bạn chuyển hệ thống sản xuất rừng sang cây như bắp, bạn sẽ mất nơi lưu trữ carbon, nước và tái tạo dinh dưỡng, và tăng nhiệt độ không khí địa phương và vùng”, theo Davis.

phan 2 nhung yeu to de doa tuong lai nganh ca phe bien doi khi hau dich benh nong dan bo vuon
Nỗ lực đào tạo của nhóm giúp tăng chất lượng cà phê lên 80 điểm

Liệu mô hình nông dân nhỏ có ổn định không?

Không có giải pháp dễ dàng cho khủng hoảng lợi nhuận của nông dân, nhưng thực tế là quy trồng rộng lớn thì tốt hơn để cải thiện những xáo trộn về biến đổi khí hậu và môi trường, như hạn hán.

Theo Davis: "Chúng ta thấy những nông dân trộn những hạt cherry tươi, cherry dùng để đánh bóng và cherry họ tự sấy khô để cân bằng kinh tế gia đình. Lý tưởng là, họ sẽ chuyển mọi thứ sang chế biến ướt bởi vì giá trị tăng lên trên chất lượng cà phê sẽ rất lớn, nhưng họ không thể làm việc đó”.

“Rất nhiều người chỉ trích việc trồng và những kế hoạch tăng trưởng, nhưng những mô hình liên quan đến các nông dân nhỏ lẻ có thể thật sự tiến tới trong nhiều trường hợp. Một số mô hình nhỏ có thể sử dụng hệ thống nơi mà một phần của khu vườn được chuyển sang loại cà phê đánh bóng có giá trị cao hơn thông qua trạm đánh bóng. Sự cải tiến khác là nông dân được trả tiền sớm sau khi chế biến, không phải 6 tháng hay 1 năm như hiện tại”,Davis cho biết.

Thành Nguyên