|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

[Phần 2] Cuộc chiến ngôn ngữ: Hành trình tìm kiếm nguồn doanh thu tiếp theo của Duolingo

06:32 | 07/08/2019
Chia sẻ
Giống như nhiều startup khác, Duolingo cũng đang loay hoay đa dạng hóa nguồn doanh thu. Chìa khóa của họ có thể nằm ở một bài kiểm tra năng lực ngoại ngữ.

Sự ra đời của Duolingo

Von Ahn học tiếng Anh theo cách truyền thống ở American School tại Guatemala cùng mẹ đơn thân là một nhà vật lý học. Giỏi toán nên năm 12 tuổi anh ước mơ trở thành một giáo sư.

Lớn lên, Von Ahn tới Mỹ để học đại học và sau đại học với bằng cử nhân toán tại Duke và tiến sĩ khoa học máy tính tại Carnegie Mellon (CMU).

Bên cạnh việc tạo ra CAPTCHA, trong thời gian đi học, Van Ahn còn phát triển một công cụ dùng nguồn lực cộng đồng để xác định những tệp tin hình ảnh. Anh bán nó cho Google vào năm 2004 với số tiền không được công bố. 

"Sau đó tôi không còn phải lo nhiều về tiền nữa", anh nói.

hinh3

Duolingo đang có 28 triệu người dùng trong khi đó con số này của Rosetta Stone và Babbel là khoảng 500.000 người và 1 triệu người, theo Forbes. (Ảnh: Slate)

Học xong Tiến sĩ năm 2005, Von Ahn nhận một cuộc gọi bất ngờ. Bill Gates muốn Von dẫn dắt một phòng nghiên cứu tại Microsoft. Hai người trò chuyện trong một tiếng rưỡi nhưng Von Ahn từ chối lời chào mời để trở thành giáo sư khoa học máy tính ở CMU.

3 tuần sau, Von Ahn nhận 500.000 USD từ giải thưởng của MacAuthur cho những đóng góp trong lĩnh vực an ninh máy tính. Anh sử dụng khoản tiền ấy để phát triển phiên bản hai của CAPTCHA mang tên reCAPTCHA.

Những từ ngữ xuất hiện trên reCAPTCHA được lấy từ những cuốn sách và tạp chí mà máy quét không thể đọc. Bằng cách gõ chúng, hàng tỉ người đang giúp Von số hóa một lượng thông tin lớn. 

Năm 2009, Google mua lại reCAPTCHA vói giá hơn 25 triệu USD và Von Ahn dành hai năm tiếp theo làm việc cho Google.

Phần mềm dạy ngoại ngữ miễn phí nhưng vẫn kiếm được tiền

Trở lại CMU vào năm 2011, Von Ahn cùng một người Thụy Sĩ có tên Severin Hacker phát triển một dự án mà hai người đang ấp ủ: Một công cụ học tập miễn phí.

Mang tên gọi Duolingo, các nhà sáng lập muốn ứng dụng này giữ hai chức năng: Dạy ngoại ngữ cho người dùng miễn phí và dựa vào chính những người dùng để thực hiện chức năng dịch thuật.

Đầu tiên, Duolingo sẽ tìm những người dùng cần dịch thuật văn bản. Sau đó, nó sử dụng quy mô của người dùng đang học tiếng Anh trên Duolingo để dịch thuật các đoạn văn bản tiếng Anh về ngôn ngữ mẹ đẻ. Số lượng người cùng dịch đoạn văn càng lớn, độ chính xác càng tăng.

Gọi vốn cho Duolingo là việc khá dễ dàng. "Chúng tôi ấn tượng với những việc Von đã thực hiện trong quá khứ và bản thân con người anh ấy" Brad Burnham, một thành viên hội đồng Duolingo và giám đốc Union Square Ventures (nhà đầu tư đầu tiên vào Duolingo), chia sẻ.

Để tạo ra các khóa học đầu tiên, Hacker và Von Ahn đã đọc rất nhiều sách ngoại ngữ và phát triển các khóa học cơ bản cho những người nói tiếng Anh muốn học tiếng Tây Ban Nha và tiếng Đức.

Họ tìm 3.000 từ thông dụng nhất trong hai ngôn ngữ, dịch sang Tiếng Anh và sử dụng nó để tạo ra các câu đơn giản. Họ cũng viết một thuật toán chia bài học thành các phần như dịch câu, nghe, đọc và nói.

"Chúng tôi không muốn phải làm các bài giảng thủ công", Von Ahn nói. Phần mềm có thể phản hồi người dùng, hướng dẫn họ quay lại bài học trước dễ dàng hơn nếu mắc lỗi. Họ thêm vào một số yếu tố vui nhộn như kiếm điểm hay chú cú Duo.

Duolingo ra mắt vào năm 2012 và thu hút sự chú ý của công chúng ngay lập tức. Thế nhưng, chỉ hai đối tác đăng kí dịch vụ dịch thuật là CNN và BuzzFeed.

Hành trình tìm nguồn thu tiếp theo

hinh4

Thiết kế linh vật, chú cú Duo, thay đổi qua các năm. (Ảnh: Forbes)

Đến năm 2014, Von Ahn quyết định bỏ mảng dịch thuật của công ty và trong ba năm tiếp theo Duolingo không có nguồn doanh thu nào. 

Nhưng sau khi kêu gọi được 38 triệu USD đầu tư, anh có nhiều tiền trong tay để từ bỏ. Von Ahn thuê các nhà ngôn ngữ học để bổ sung các gợi ý về ngôn ngữ cho bài học. 

Đến năm 2017, Von Ahn bổ sung quảng cáo Google và Facebook vào ứng dụng, đồng thời giới thiệu gói dịch vụ không quảng cáo. Năm đó, Duolingo có doanh thu 13 triệu USD.

Tận dụng sự phổ biến của ứng dụng, Von Ahn cũng ây dựng một đội ngữ tình nguyện viên để đóng góp từ vựng và các câu thoại để xây dựng khóa học mới.

Năm 2016, Duolingo bắt đầu phát triển một nguồn doanh thu tiếp theo, Duolingo English Test (DET), để cạnh tranh với TOEFL, kì thi năng lực tiếng Anh phổ biến cho học sinh mong muốn học đại học tại Mỹ. 

Thuộc sở hữu của tổ chức phi lợi nhuận Educational Testing Service, TOEFL có chi phí 215 USD và yêu cầu thí sinh dành 3 giờ tại một điểm thi được chuẩn bị trước.

Von Ahn có một kí ức không tốt đẹp với TOEFL vào năm 1995. Hồi đó tất cả trường thi ở Guatemala đều kín chỗ nên anh phải tới San Salvador. "El Salvador là một khu vực chiến sự", anh nhớ lại. "Tôi phải dành 1.200 USD để dự cuộc thi. Thật điên rồ".

Duolingo English Test (DET) có phí thi 45 USD và chỉ kéo dài tối đa 45 phút. Quá trình kiểm tra có thể diễn ra với sự trợ giúp của máy tính có loa và camera để ngăn ngừa gian lận. Hơn 180 trường, bao gồm cả Yale, Columbia và Duke, đều đã chấp nhận DET.

DET cũng ngày càng hoàn thiện, Von Ahn nói. DET hiện đã có những câu hỏi mở mà thí sinh phải trả lời bằng kĩ năng viết. Anh cũng khẳng định điểm số của DET có tương quan lớn với điểm số TOEFL.

Nhân sự của Duolingo đã so sánh điểm số của 2.300 thí sinh dự thi cả DET và TOEFL để cho thấy những người có điểm DET cao cũng có thể có điểm cao ở kì thi còn lại. 

Thế nhưng giám đốc TOEFL Srikant Gopal lại nói rằng sự tương quan này vô nghĩa bởi DET "chỉ có những bài tập đơn giản và không mô phỏng cách Tiếng Anh được dùng trong thực tế hàn lâm".

Dù thế, Von Ahn vẫn kì vọng DET sẽ mang về 20% dianh thu cho Du lingo vào năm 2021.

Bên cạnh bài kiểm tra Tiếng Anh, Von Ahn nói thêm anh đang thực hiện lời hứa tiếp theo của Duolingo: Bổ sung nhiều bài học thách thức hơn cho các khóa học. 

 "Chúng tôi muốn giúp bạn đạt trình độ có thể dùng để xin việc, thậm chí việc lương cao, bằng cách học Duolingo", anh khẳng định.

Thái Sơn

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.