[Phần 2] Cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, ngành thép Trung Quốc thu mình phát triển trong nước
Cạnh tranh toàn cầu gia tăng
Thương mại toàn cầu chậm lại, dưới tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, đã khiến giá thép thế giới giảm, theo đó làm tăng sự cạnh tranh các nhà xuất khẩu Trung Quốc phải đối mặt.
Kể từ tháng 8, các nhà máy Nhật Bản đã định giá sản phẩm ở mức bằng hoặc thấp hơn giá thép của Trung Quốc, trong khi nhà cung cấp Ấn Độ cũng đang dần chiếm lĩnh thị phần của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Báo cáo từ Tổng cục Hải quan cho biết trong tháng 9, Việt Nam nhập khẩu 422.053 tấn sắt thép các loại từ Trung Quốc, giảm 0,63% so với cùng kì năm trước, với giá trị cũng ghi nhận giảm 18,2% xuống hơn 272 triệu USD.
Ngược lại, cùng kì, giá trị nhập khẩu sản phẩm từ sắt thép có nguồn gốc Trung Quốc tăng 35,2% lên hơn 188 triệu USD.
Các nhà máy Trung Quốc đã báo giá cuộn cán nóng ít nhất 450 USD/tấn (dựa trên cơ sở giá FOB) vào khoảng đầu tháng 10, nhưng đối thủ cạnh tranh từ Nhật Bản đưa ra mức giá 435 USD cho cùng loại thép, nhờ đó thu hút người mua ở Việt Nam - thị trường lớn thứ hai của thép Trung Quốc sau Hàn Quốc.
"Khách hàng Việt Nam của tôi đang đặt câu hỏi vì giá cảu Trung Quốc đã mất khả năng cạnh tranh", một thương nhân ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc cho hay.
Trái ngược với sự ảm đạm trên toàn cầu, giá thép trong nước đã được hỗ trợ bởi những nỗ lực thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng.
Giá thép tại Trung Quốc đã rời khỏi đỉnh nhưng đang đi lên. Đơn vị: nhân dân tệ/tấn. Nguồn: Wind Info/Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải/Financial Times.
Giá thép nội địa đã giảm từ năm ngoái và sẽ còn xuống thấp hơn nếu không có chính sách hỗ trợ, theo Financial Times.
Giá thép cuộn cán nóng mới nhất ghi nhận ở mức 3.287 nhân dân tệ/tấn (tương đương 463 USD/tấn) trong khi giá thép thanh báo ở 3.291 nhân dân tệ so với mức hơn 4.000 nhân dân tệ của một năm trước.
Hoạt động phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương đã được theo dõi nhanh chóng để chống lại suy thoái kinh tế, trong khi đầu tư cơ sở hạ tầng và thị trường bất động sản sôi động đang giúp bù đắp sự sụt giảm từ các nguồn nhu cầu truyền thống như ô tô và đóng tàu.
Nhu cầu trong nước cũng đủ để giải quyết sản lượng ngày càng tăng
Theo ông Zheng Peng, một nhà giao dịch tại Jiangsu Xiangshi Trading, sẽ rất rủi ro khi phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng, nhưng nó thực sự có thể hỗ trợ, dù không phải cơ sở hạ tầng sẽ cứu nền kinh tế, nhưng ít nhất nó sẽ giúp tăng trưởng ổn định khi nền kinh tế toàn cầu động lực.
Thay đổi theo năm của sản lượng tháng và dự trữ tuần. Nguồn: Wind Info/Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải/Financial Times.
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tổng sản lượng thép của quốc gia châu Á đã giảm 5,4% xuống 82,77 triệu tấn trong tháng trước từ 87,25 triệu tấn của tháng 8, mức thấp nhất kể từ tháng 3.
Tuy nhiên, sản lượng thép Trung Quốc vẫn tăng so với mức 80,85 triệu tấn trong tháng 9 năm ngoái.
Nguyên nhân của sự sụt giảm là hoạt động của các nhà máy bị ảnh hưởng bởi hạn chế chống ô nhiễm môi trường trước ngày Quốc khánh 1/10.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích không dự báo sự sụt giảm cho sản lượng thép trong những tháng sắp tới.
Mặc dù sản lượng thép thô tăng 9% trong 8 tháng đầu năm lên 665 triệu tấn, hàng tồn kho không tăng song song, bà Wang Guoging, Giám đốc nghiên cứu tại Lange Steel Information Research Center cho biết.
Dự trữ thép thô của Trung Quốc đã giảm 724.000 tấn xuống còn 9,76 triệu tấn trong khoảng thời gian ngày 20 - 27 tháng 9, một tuần trước kì nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài trong một tuần
"Điều đó có nghĩa là, ngay cả khi xuất khẩu đang giảm, nhu cầu trong nước đã đủ để bù đắp sản lượng ngày càng nhiều", bà Wang nói.
Mặc dù giá đã tăng, nhưng được dự báo sẽ suy yếu khi nguồn cung bắt kịp với nhu cầu và khi các nhà xuất khẩu cố gắng bán ít nhất một phần dư thừa trên thị trường nội địa.
Với việc các nhà xuất khẩu điều chỉnh theo sự suy thoái của xuất khẩu, những thành phần trong ngành thép đang chờ đợi giá lao dốc, hiện tượng có thể kéo dài cho tới năm 2020.
Lợi nhuận của ngành đã giảm mạnh, giảm 32% trong 8 tháng đầu năm, gây áp lực lên các nhà máy để tăng sản lượng.
"Các nhà máy phải duy trì hoạt động nếu muốn nhận thêm các khoản vay và tăng chuỗi huy động vốn. Ngoài ra, sản lượng chỉ tăng nếu giá tiếp tục giảm", một thương nhân tại Đường Sơn, Trung Quốc nhận định.
"Mùa đông đang đến - câu hỏi duy nhất là nó kéo dài bao lâu".
Tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 125/2017/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, Bộ Tài chính đã đề xuất tăng thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 lên 5% thay vì mức 0% như hiện nay.
Lý giải đề xuất trên, Bộ Tài chính cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang làm dấy lên lo ngại về việc thép giá rẻ Trung Quốc có thể tràn vào Việt Nam, kéo theo giá thép trên thị trường giảm mạnh.