|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Phần 1] Khủng hoảng xuất khẩu thép Trung Quốc vượt xa mong đợi của ông Trump

17:01 | 19/10/2019
Chia sẻ
Nhiều nhà máy Trung Quốc đang gặp khó khăn để cạnh tranh với mức giá linh hoạt từ Nhật Bản, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại.

Các nhà xuất khẩu thép lớn nhất thế giới đang thu liễm sức mạnh trên thế giới. 

Một thỏa thuận đình chiến chính thức trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể không đủ để xoa dịu sự ảm đạm của ngành công nghiệp thép Trung Quốc. 

Ngay cả khi Washington và Bắc Kinh cố gắng kí một thỏa thuận vào tháng tới để ngăn chặn thuế quan tăng cao hơn nữa, các hành động trừng phạt của Mỹ đối với thép và hàng hóa sản xuất của Trung Quốc có thể vẫn được giữ nguyên.

"Ngoài thuế quan, chúng tôi phải đối mặt với các vấn đề như giá cao ở Trung Quốc, cạnh tranh khốc liệt và nhu cầu suy yếu trên toàn thế giới", theo giám đốc xuất khẩu của một nhà máy thép ở Đường Sơn, trung tâm sản xuất thép của miền bắc Trung Quốc.

Gã khổng lồ của thế giới

Trung Quốc vẫn giữ một thị phần không thể chiếm lĩnh được trên toàn cầu, với gần 70 triệu tấn thép thành phẩm hoặc bán thành phẩm được vận chuyển ra ngoài quốc gia châu Á vào năm ngoái, gấp gần hai lần khối lượng xuất khẩu từ Nhật Bản, nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới.

Screen Shot 2019-10-19 at 4

Xuất khẩu thép thành phẩm hoặc bán thành phẩm. Đơn vị: triệu tấn. Nguồn: Hiệp hội Thép Thế giới/Financial Times.

Ngành công nghiệp thép Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng trong hệ thống thương mại toàn cầu, với những cáo buộc rằng các nhà máy nhận được sự hỗ trợ không công bằng từ chính phủ và việc sản xuất quá mức đã dẫn đến việc bán phá giá trên diện rộng ở nước ngoài. 

Sản lượng thép Trung Quốc đạt 930 triệu tấn trong năm ngoái. Con số này nhiều hơn một nửa của 1,8 tỉ tấn thép được sản xuất trên toàn thế giới.

Năm 2001, thời điểm Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, sản lượng thép chiếm 18% tổng sản lượng của thế giới, theo Financial Times.

Screen Shot 2019-10-19 at 4

Nguồn: Hiệp hội Thép Thế giới/Financial Times.

Một trong những hành động đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi cầm quyền là áp thuế 25% đối với thép được vận chuyển vào Mỹ. 

Sản phẩm thép từ khắp mọi nơi bị tấn công vì chính phủ Mỹ muốn kiểm soát thép Trung  trước khi được chuyển đến Mỹ. Thuế quan được điều chỉnh cho mỗi quốc gia.

Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) trong tháng này đã áp thuế đối với bánh xe thép do Trung Quốc sản xuất và đã bắt đầu một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng nhập khẩu.

Hậu quả từ thương chiến

Hậu quả từ ảnh hưởng của các hành động thương mại đã được ghi nhận. 

Năm ngoái, xuất khẩu thép thô từ Trung Quốc chỉ tương đương 7,5% tổng sản lượng, so với gần 14% trong năm 2015, khi chính phủ bắt đầu tinh chỉnh ngành theo chính sách cải cách cơ cấu từ phía cung. 

Xuất khẩu thép đã giảm 8% trong năm 2018, trong khi dữ liệu của chính phủ cho thấy hoạt động giảm thêm 5,3% trong 9 tháng đầu năm nay, do thuế quan của Mỹ.

Một thương nhân có trụ sở tại Việt Nam ước tính thép Trung Quốc cần phải rẻ hơn 5 - 10 USD/tấn so với của Ấn Độ, để bù đắp thuế quan áp đặt lên thép Trung Quốc nhập khẩu vào Ấn Độ để chế biến.

Thuế quan đối với hàng hóa sản xuất cũng khiến nhu cầu giảm, theo bà Wang Guoging, Giám đốc nghiên cứu tại Lange Steel Information Research Center, một công ty tư vấn có trụ sở tại Bắc Kinh. 

Bà Wang lưu ý khối lượng nồi hơi công nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 20,5% trong 8 tháng đầu năm nay, trong khi xuất khẩu ô tô đã giảm 12,5%.

Thuế quan đã tác động tiêu cực đến nhu cầu tổng thể đối với thép Trung Quốc

Bà Wang Guoqing, Giám đốc nghiên cứu tại Lange Steel Information Research Center.

Thoả thuận thương mại giai đoạn một của ông Trump với Trung Quốc đã được chào đón với sự hoài nghi lớn. 

Các thương nhân thép tại Trung Quốc đặc biệt lo ngại bất kể kết quả của các cuộc đàm phán song phương như thế nào, thuế quan có hiệu lực từ năm ngoái sẽ vẫn được giữ nguyên, trong khi tác động đến hoạt động toàn cầu không thể đảo ngược.

Vì những lý do này, một thỏa thuận chính thức nhằm giảm bớt căng thẳng thương mại có thể giúp ngành thép "thoát chết", nhưng sẽ không dễ để xuất khẩu thép của Trung Quốc phục hồi một khi thiệt hại đã xảy ra.

Lyly Cao