|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ông lớn mạnh tay chi tiền quảng cáo, kết quả kinh doanh có tương xứng?

07:15 | 07/11/2017
Chia sẻ
Chi phí dành cho quảng cáo của các doanh nghiệp niêm yết ngành thực phẩm và đồ uống 9 tháng đầu năm 2017 ghi nhận nhiều biến động. Các ông lớn như Vinamilk, Sabeco, Habeco tiếp tục chi nhiều hơn để chiếm lĩnh thị phần.
ong lon manh tay chi tien quang cao ket qua kinh doanh co tuong xung
Quảng cáo Vinamilk (ảnh minh họa)

Trong những công ty thực phẩm và đồ uống đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã: VNM) có số lượng thông tin bao phủ và có ảnh hưởng truyền thông lớn nhất hiện nay. Hiện Vinamilk là doanh nghiệp được phần đông người tiêu dùng và nhóm các chuyên gia lựa chọn giữ vị trí số một về độ nhận biết thương hiệu, báo cáo của Vietnam Report 2017 cho hay.

Theo đó, sau 9 tháng đầu năm, Vinamilk đã chi hơn 396 tỷ đồng cho chi phí quảng cáo. Mặc dù vẫn chi đậm vào quảng cáo, tuy nhiên, so với cùng kỳ lại giảm 17%.

ong lon manh tay chi tien quang cao ket qua kinh doanh co tuong xung
(ảnh minh họa)

Kế đến, hai ông lớn ngành bia là Tổng CTCP Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - Mã: SAB) và Tổng CTCP Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco - Mã BHN) sau 9 tháng đầu năm đã chi tổng cộng gần 1.200 tỷ đồng vào quảng cáo trong 9 tháng qua với mong muốn tiếp thị để cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.

Trong đó, Sabeco đã chi tới 870 tỷ đồng cho các nghiệp vụ quảng cáo, tiếp thị và hỗ trợ, tăng 27%. Tuy vậy, tính riêng quý III, Sabeco chỉ chi ra 80 tỷ đồng cho hoạt động này, giảm mạnh 65% so với cùng kỳ năm trước.

Với Habeco, sau 9 tháng, tổng số tiền tăng lên 327 tỷ đồng, tăng 60%. Riêng quý III, công ty vẫn tiếp tục đẩy mạnh chi phí quảng cáo lên 104 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ.

Các ông lớn ngành thực phẩm khác như CTCP Tập đoàn KIDO (KIDO - Mã:KDC) sau 9 tháng chi 151 tỷ đồng, gấp gần 4 lần cùng kỳ. Đáng chú ý, cũng trong giai đoạn này, KIDO ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 535 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch cả năm.

Ngược lại, một số ông lớn như VinaCafe Biên Hòa (Vinacafe - Mã: VNF) và CTCP Bibica (Bibica - Mã: BBC) giảm chi quảng cáo, tiếp thị trong 9 tháng đầu năm.

Vinacafe chi 102 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ 9 tháng đầu năm ngoái. Masan vẫn chi 'khủng' lên tới 811 tỷ đồng, tuy nhiên giảm nhẹ khoảng 4% so với cùng kỳ. Bibica chi 18,7 tỷ đồng, giảm 13%.

ong lon manh tay chi tien quang cao ket qua kinh doanh co tuong xung
Dữ liệu tổng hợp từ Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2017

Trung bình mỗi ngày, các doanh nghiệp tiêu tốn khoản tiền khá lớn dành cho quảng cáo. Đặc biệt, 3 ông lớn Vinamilk, Sabeco, Habeco, Masan chi tới hàng tỷ đồng mỗi ngày, lần lượt là 1,47 tỷ đồng, 3,22 tỷ đồng, 1,21 tỷ đồng và 3,01 tỷ đồng.

ong lon manh tay chi tien quang cao ket qua kinh doanh co tuong xung
Biểu đồ doanh thu, chi phí quảng cáo 9 tháng đầu năm 2016 và 2017 (nguồn: BCTC hợp nhất)

Xét về độ tương quan giữa chi phí quảng cáo và tăng trưởng doanh thu trong 9 tháng đầu năm 2017. Sabeco, KIDO là những công ty có những biến đổi cùng chiều, tăng so với 9 tháng đầu năm 2016.

Vinamilk chi phí quảng cáo giảm, nhưng lại có doanh thu tăng. Masan giảm chi phí quảng cáo và cả doanh thu.

Vinacafe, Bibica chi ít hơn nhưng lại có doanh thu tăng nhẹ. Habeco đẩy mạnh chi quảng cáo, tuy nhiên doanh thu 9 tháng đầu năm sụt giảm so với cùng kỳ.

Ngày 26/10/2017 vừa qua, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã công bố Top 10 Công ty uy tín ngành thực phẩm – đồ uống năm 2017, cụ thể:

STT TOP 10 Công ty thực phẩm uy tín 2017 Top 10 công ty đồ uống uy tín 2017
1 CTCP Sữa Việt Nam CTCP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn
2 CTCP Hàng tiêu dùng Masan Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam
3 CTCP AceCook Việt Nam Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam
4 Công ty TNHH Nestle' Việt Nam Tổng công ty CP Bia rượu nước giải khát Hà Nội
5 CTCP Tập đoàn KIDO Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát
6 CTCP Chăn nuối C.P. Việt Nam Công ty TNHH La Vie
7 CTCP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) Công ty TNHH Red Bull Việt Nam
8 CTCP đường Quảng Ngãi CTCP Bia Carlsberg Việt Nam
9 Tập đoàn TH True Milk CTCP nước khoáng Quảng Ninh
10 CTCP VinaCafe Biên Hòa Công ty TNHH Sản xuất thương mại Tân Quang Minh

Theo Vietnam Report, thị trường thực phẩm - đồ uống được đánh giá rất tiềm năng trong giai đoạn 2017 - 2018. Sau một vài năm có dấu hiệu chững lại, ngành thực phẩm - đồ uống đang dần lấy lại đà tăng trưởng trở lại.

Hiện dẫn đầu về uy tín trong ngành thực phẩm tại Việt Nam là Vinamilk, Masan và Acecook Việt Nam. Dẫn đầu về ngành đồ uống là Sabeco, Heineken Việt Nam và Pepsico Việt Nam.

Sơn Tùng

Gần 30 doanh nghiệp lãi ròng trên nghìn tỷ quý I, một đơn vị bất ngờ lọt top sau chuỗi 16 quý thua lỗ
Bảng xếp hạng lợi nhuận quý I tiếp tục ghi nhận sự xáo trộn lớn khi có đơn vị từng đứng đầu thị trường về lợi nhuận đã rời top lãi nghìn tỷ. Trong khi đó có đơn vị thua lỗ 16 quý liên tiếp lại bất ngờ đứng thứ 6 về lợi nhuận trên thị trường.