|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

OECD: Muốn giảm nỗi đau kinh tế, các quốc gia cần tiếp tục bạo chi

11:13 | 11/06/2020
Chia sẻ
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cảnh báo các nhà hoạch định chính sách toàn thế giới không nên sớm rút lại các biện pháp cứu trợ doanh nghiệp và những người lao động dễ bị tổn thương nhất.

Theo Bloomberg, trong trường hợp đại dịch dần biến mất, OECD dự báo kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm 6% trong năm nay. Trong kịch bản xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ hai, kinh tế thế giới có thể sẽ giảm 7,6%.

Muốn tránh tạo ra thêm tổn thất, các nền kinh tế nên chấp nhận chịu tốn kém thêm / không nên quá keo kiệt - Ảnh 1.

Trong quá trình các nhà chức trách nới lỏng hạn chế về di chuyển và hoạt động, một số dữ liệu kinh tế cho thấy các nền kinh tế có thể đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Nhưng OECD cho rằng việc rút lại sự hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp có nguy cơ kéo dài thiệt hại kinh tế và xã hội do đại dịch gây ra.

Tại Mỹ, một số thành viên Đảng Cộng hòa đã đặt câu hỏi về tính cần thiết của gói kích thích mới sau khi số lượng việc làm trong tháng 5 bất ngờ tăng vọt.

Ông Mick Mulvaney, người từng giữ chức Chánh văn phòng Nhà Trắng nói với Bloomberg Television: "Có lẽ bây giờ không phải thời điểm thích hợp nhất [để tăng cường kích thích]. Tôi không nói rằng chúng ta hoàn toàn không nên tung ra gói kích thích mới, nhưng giờ có lẽ còn quá sớm để có thể tìm được kế hoạch hiệu quả. Chúng ta nên chờ đợi và quan sát tình hình trong 30, 60 hay 90 ngày nữa". 

Theo quan điểm của OECD, nền kinh tế toàn cầu vẫn phải đối mặt với các rủi ro lớn. Một số ngành công nghiệp có thể sẽ phải chịu tổn thất lâu dài, ví dụ như ngành hàng không. OECD cảnh báo nhiều khả năng số lượng các cuộc phá sản sẽ tiếp tục tăng và tình trạng thất nghiệp sẽ còn kéo dài.

Nhà kinh tế trưởng Laurence Boone cho biết: "Điều rất quan trọng là chúng ta không lặp lại sai lầm trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Chúng ta phải hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp này cho đến khi tăng trưởng kinh tế và việc làm lấy lại đà".

Dự báo về triển vọng kinh tế ảm đạm của OECD không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng tổ chức này cũng nhấn mạnh tác động tiêu cực đến xã hội, cũng như những rạn nứt sâu sắc mà đại dịch gây ra.

Thêm nhiều hạn chế thương mại bị áp đặt giữa các nước, các lệnh phong tỏa làm gia tăng sự bất bình đẳng giữa người lao động, đặc biệt là đối với những người trẻ nhất và trình độ thấp nhất.

OECD: Muốn tránh khoét sâu thêm nỗi đau kinh tế, các quốc gia cần tiếp tục chịu chi - Ảnh 2.

Nhà kinh tế trưởng Laurence Boone cho biết: "Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến tình trạng bất ổn như hiện nay. Đây chính là điều khó khăn nhất trong cuộc khủng hoảng này – mọi thứ phải phát triển từng tuần vì tình hình có thể sẽ thay đổi đột ngột".

Báo cáo của OECD khuyến nghị rằng các chính phủ phải đặc biệt chú ý tới những người dễ bị tổn thương nhất. Những người trẻ tuổi và lương thấp chiếm tỉ trọng lớn trong lực lượng lao động của những ngành có rủi ro lớn nhất về y tế. Họ cũng là nhóm người có nhiều khả năng bị sa thải nhất.

Trong khi đó, lao động chất lượng cao thường có nhiều khả năng làm việc tại nhà hơn.

Muốn tránh tạo ra thêm tổn thất, các nền kinh tế nên chấp nhận chịu tốn kém thêm / không nên quá keo kiệt - Ảnh 3.

Theo báo cáo triển vọng, OECD dự đoán kinh tế Mỹ sẽ sụt giảm 7% năm 2020 trong kịch bản không có làn sóng lây nhiễm thứ hai. Nền kinh tế liên minh EU giảm 9%. GDP các nước Anh, Pháp và Italy đều sẽ giảm hơn 11%.  

Đây là một khó khăn mà không một chính phủ nào từng phải trải qua. Nhiều quốc gia đã phải chi hàng tỉ USD để giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động và giữ người lao động trong biên chế cho đến khi mở cửa trở lại.

OECD cho rằng các biện pháp hỗ trợ phải được điều chỉnh để giúp đỡ doanh nghiệp trong những ngành phải trải qua quá trình tái cấu trúc đầy khó khăn và cần đào tạo lại lao động.

Nhưng quá trình chuyển biến sẽ cần tới thời gian. Nhiều doanh nghiệp có thể không trụ nổi đến lúc đó, dẫn đến thêm nhiều việc làm bị mất.

OECD cho biết các nhà hoạch định chính sách sẽ phải tiếp tục duy trì mạng lưới an sinh xã hội cần thiết nhưng tốn kém, đồng thời tránh duy trì các biện pháp cứu trợ quá lâu.

Ông Angel Gurria, Tổng Thư kí OECD nói: "Các chính sách cần giảm thiểu sự bất bình đẳng đang trở nên tồi tệ hơn bởi cuộc khủng hoảng COVID-19. Chúng tôi biết rất nhiều những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất lại là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch".

Giang

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.