|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

OCB tăng trần với thanh khoản cao kỷ lục

15:35 | 09/03/2021
Chia sẻ
Kết phiên 9/3, thị giá OCB tăng trần 7% lên 22.950 đồng/cp với khối lượng giao dịch đạt kỷ lục gần 15,5 triệu đơn vị.
lai-suat-vay-mua-nha-ngan-hang-ocb-2.jpg

Một điểm giao dịch của OCB. (Ảnh: OCB)

Ngày 9/3 chứng kiến diễn biến giao dịch đáng chú ý tại cổ phiếu OCB của Ngân hàng TMCP Phương Đông.

Kết phiên chiều, thị giá OCB tăng trần 7% lên 22.950 đồng/cp, mức cao nhất kể từ khi lên sàn vào ngày 22/1. Khối lượng giao dịch đạt kỷ lục gần 15,5 triệu đơn vị, tương đương giá trị gần 342 tỷ đồng.

So với mức chốt ngày 22/1, giá cổ phiếu OCB đã tăng 25%. Vốn hóa OCB hiện đạt hơn 25.150 tỷ đồng, vượt qua MSB trở thành ngân hàng lớn thứ 13 hệ thống về giá trị thị trường.

Trước đó, gần 1,1 tỷ cổ phiếu OCB đã chính thức giao dịch trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) từ ngày 22/1 với giá tham chiếu 22.900 đồng/cp. Chào sàn đúng phiên thị trường lao dốc mạnh khi nhà đầu tư ồ ạt bán tháo, thị giá OCB đã giảm kịch mức cho phép gần 20%, xuống 18.350 đồng/cp.

Như vậy, phải sau hơn 1 tháng giao dịch trên HOSE, OCB mới lấy lại được những gì đã mất trong phiên chào sàn.

Mới đây, OCB thông báo chốt danh sách cổ đông hưởng quyền tham dự đại hội thường niên vào ngày 30/3. Cuộc họp dự kiến được tổ chức vào ngày 28/4. Nội dung cuộc họp chưa được ngân hàng công bố nhưng vấn đề tăng vốn nhiều khả năng sẽ được đưa ra thảo luận.

Trước đó, trao đổi với báo chí, Chủ tịch Hội đồng quản trị OCB, ông Trịnh Văn Tuấn cho biết, hiện tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng là 19,5% và còn khoảng hơn 10% sẽ được OCB bán tiếp.

Theo vị lãnh đạo này, OCB có kế hoạch bán tiếp 10% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài sau khi hoàn tất thương vụ bán 15% cổ phần cho Aozora Bank -  1 trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất tại Nhật Bản trong tháng 6/2020.

Thế nhưng, do việc đàm phán chưa kết thúc, trong khi OCB phải đưa cổ phiếu niêm trên HOSE. Vì thế, ngân hàng đã hoàn tất thủ tục niêm yết và sau đó sẽ khởi động triển khai bán thêm vốn cho nhà đầu tư ngoại.

Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận trước thuế năm 2020 của OCB đạt 4.420 tỷ, tăng 37% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.535 tỷ đồng, tăng 36,9%.

Tính đến 31/12, tổng tài sản của ngân hàng đạt 152.687 tỷ đồng, tăng 29% so với thời điểm cuối năm trước. Huy động vốn đạt 108.462 tỷ, tăng 27%. Tổng dư nợ tín dụng đạt 90.237 tỷ, tăng 24% so với 2019.

Kết thúc quý IV/2020, tổng giá trị nợ xấu nội bảng ở mức hơn 1.508 tỷ đồng, tăng 15,2%. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay giảm từ 1,84% xuống 1,69%.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quốc Thụy

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.