|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Nữ giám đốc khởi nghiệp ở tuổi 60 với mô hình doanh nghiệp xã hội

12:45 | 08/02/2018
Chia sẻ
Với kinh nghiệm 10 năm trong ngành dịch vụ, du lịch tại Huế, bà Đặng Thị Dương quyết định tái khởi nghiệp ở tuổi 60 với mô hình doanh nghiệp xã hội tại làng cầu ngói Thanh Toàn.

Tái khởi nghiệp ở tuổi 60, nữ giám đốc Dương muốn sử dụng mô hình doanh nghiệp xã hội để hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế và thúc đẩy phát triển du lịch cho làng cầu ngói Thanh Toàn.

“Cầu ngói Thanh Toàn vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển du lịch, chúng tôi sẽ cùng những người phụ nữ của làng với sự hỗ trợ từ trung tâm EKOCenter thực hiện điều đó”, bà nói.

- Tại sao bà lại chọn làng cầu ngói Thanh Toàn để áp dụng mô hình doanh nghiệp xã hội?

- Điểm du lịch cộng đồng này của Huế đã được tổ chức Asia Community lựa chọn là một trong 3 làng du lịch cộng đồng đặc trưng của Việt Nam năm 2016. Tuy nhiên, du khách thường không lưu lại đây lâu do các dịch vụ du lịch tại làng vẫn còn hạn chế. Vì vậy tôi mong muốn phát triển du lịch cho nơi đây, đồng thời hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế.

- Các thay đổi chính của làng cầu ngói này trong mô hình mới là gì?

- Sau khi áp dụng mô hình này, làng có thêm các dịch vụ tiện ích được cung cấp từ trung tâm EKOCenter như máy tính, Internet, cà phê, nước uống sạch. Tôi kỳ vọng thời gian tới sẽ có thêm những dịch vụ mới được cung cấp từ đội ngũ phụ nữ đã giam gia khóa huấn luyện “Khởi sự kinh doanh”.

nu gia m do c kho i nghie p o tuo i 60 vo i mo hi nh doanh nghie p xa ho i
Bà Đặng Thị Dương, nữ Giám đốc Công ty xã hội Huế Xanh, tái khởi nghiệp ở tuổi 60.

Sau khi được huấn luyện, đội ngũ làm việc trong hợp tác xã du lịch của Thanh Toàn sẽ biết cách phát triển các dịch vụ, tour du lịch mới và tiếp thị các sản phẩm/dịch vụ một cách hiệu quả đến các công ty dữ hành, khách du lịch. Từ đó thu hút nhiều người đến với Thanh Toàn và giữ chân họ lâu hơn chứ không phải chỉ đến thăm cây cầu lịch sử này, chụp hình và rời đi như hiện nay.

- Cơ duyên nào đã khiến bà quyết định khởi nghiệp một lần nữa với mô hình doanh nghiệp xã hội?

- Trong những năm qua, bên cạnh các hoạt động kinh doanh, tôi thường tham gia các chương trình từ thiện, hỗ trợ cộng đồng. Bản thân tôi cũng có các hoạt động hỗ trợ cho địa phương, nhưng chưa được thực hiện một cách bài bản và mang tính chất ngắn hạn.

Khi tham gia Hội nữ doanh nhân, tôi đã được chủ tịch Hội giới thiệu về mô hình doanh nghiệp xã hội và sáng kiến về trung tâm EKOCenter của Coca-Cola. Những giá trị mà EKOCenter muốn mang đến cho cộng đồng hoàn toàn tương thích với những kế hoạch mà tôi đã ấp ủ bấy lâu nay. Và thế là, chúng tôi đã thành lập doanh nghiệp xã hội Huế Xanh.

- Vận hành doanh nghiệp xã hội có gì khác so với công việc kinh doanh hiện tại?

- Kinh doanh bình thường khó vì cần đảm bảo sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Làm doanh nghiệp xã hội còn khó hơn, vì bên cạnh việc đảm bảo kinh doanh phát triển tốt thì doanh nghiệp cần cam kết và có kế hoạch hỗ trợ giải quyết các vấn đề còn tồn tại của địa phương, bao gồm cả vấn đề kinh tế, môi trường và phát triển bền vững.

Vạn sự khởi đầu nan, tôi cũng phải vừa làm vừa tìm hiểu, học thêm về cách thức vận hành doanh nghiệp xã hội để có thể mang đến những kết quả tốt nhất hỗ trợ bà con. Trong đó, có lẽ cực nhất vẫn là sự hợp tác đến từ người dân.

- Bà có thể nói rõ hơn về những khó khăn này?

- Chẳng hạn, tại trung tâm EKOCenter chúng tôi cung cấp nước uống sạch miễn phí cho người dân. Tuy nhiên, bà con vẫn còn tâm lý e dè nên vẫn chưa đến lấy nước uống như chúng tôi mong đợi, trong khi đó bà con vẫn phải đi mua nước uống đóng chai ở bên ngoài. Vì thế, chúng tôi cũng đang kết hợp với chính quyền địa phương để giải thích rõ hơn về chất lượng nước uống tại trung tâm để mọi người nhiệt tình tham gia hoạt động này.

nu gia m do c kho i nghie p o tuo i 60 vo i mo hi nh doanh nghie p xa ho i
Người dân tìm hiểu thông tin về Trung tâm EKO của nữ giám đốc Dương.

Bên cạnh đó, cầu ngói Thanh Toàn là khu du lịch, mỗi ngày có rất nhiều khách nước ngoài đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa. Tuy nhiên, khách du lịch đến và đi rất nhanh vì nơi đây chưa có các dịch vụ cộng thêm để níu chân họ. Lý do là những người dân kinh doanh nhỏ lẻ tại chưa cung cấp đúng những sản phẩm, dịch vụ mà mọi người cần để giữ chân du khách. Ngôn ngữ trong giao tiếp cũng là một rào cản lớn.

- Phía doanh nghiệp đã có những kế hoạch gì để hỗ trợ du lịch địa phương?

- Bước đầu, chúng tôi đã cùng phối hợp với Hội đồng doanh nhân nữ và công ty Coca-Cola tổ chức khóa đào tạo “Khởi sự kinh doanh” cho các chị em phụ nữ làng Thanh Toàn. Họ hầu hết là những người buôn bán nhỏ lẻ hoặc làm nông nghiệp, có một số chị em cũng đang công tác trong hợp tác xã du lịch Thanh Toàn.

Tại khóa đào tạo này, các giảng viên đã cung cấp các kiến thức về kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, dịch vụ khách hàng. Qua đó, những chị em đang công tác trong ngành du lịch sẽ tự tin hơn trong việc phát triển các tour du lịch mới, tiếp thị và tổ chức tour. Đồng thời, những hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ sẽ biết cần phải tập trung vào những mặt hàng, sản phẩm nào để thu hút du khách tốt hơn.

nu gia m do c kho i nghie p o tuo i 60 vo i mo hi nh doanh nghie p xa ho i
Hoạt động làm nón Bài Thơ - một nghề thủ công nổi tiếng tại khu du lịch cầu ngói Thanh Toàn.

Sắp tới, chúng tôi cũng có kế hoạch làm việc với Hội đồng doanh nhân nữ và công ty Coca-Cola để tổ chức các lớp phổ cập và giao tiếp tiếng Anh cho những người cung cấp dịch vụ. Thông qua giao tiếp, người dân có thể giới thiệu nhiều hơn về các sản phẩm độc đáo của địa phương.

- Bà có thể nói thêm về trung tâm EKOCenter này?

- Tại trung tâm, chúng tôi cũng được trang bị phòng máy vi tính được kết nối Internet phục vụ cho những khách du lịch có nhu cầu cần sử dụng và tìm kiếm thông tin. Đây cũng sẽ là nơi đào tạo và phổ cập kiến thức tin học, sử dụng máy tính cho người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em để họ có thể tiếp cận với những thông tin mới, thực hành những kỹ năng cần thiết.

Đặt tại khu du lịch và khu chợ của Thanh Toàn, ki-ốt kinh doanh nhu yếu phẩm của Trung tâm sẽ cung cấp các sản phẩm cần thiết cho người dân và khách du lịch như nước uống, cà phê, đặc sản của Huế… Chúng tôi cũng sẽ trích một phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ở đây tái đầu tư và phát triển các chương trình xã hội.

Đơn cử như đào tạo nghề hướng dẫn viên du lịch, barista, nấu ăn, thủ công mỹ nghệ, làm bánh… để giúp người dân phát triển thêm những dịch vụ, sản phẩm mới. Tạo ra công ăn việc làm cho người dân cũng góp phần phát triển du lịch của Thanh Toàn, phát triển làng nghề này một cách bền vững.

Ước mong của tôi là ngày sẽ càng có nhiều hơn những phụ nữ Thanh Toàn tự tin hơn làm kinh doanh, du lịch một cách bài bản. Và với trung tâm EKOCenter cùng sự hỗ trợ của Hội đồng doanh nhân nữ và công ty Coca-Cola, mô hình doanh nghiệp xã hội sẽ phát triển mạnh mẽ hơn ở Huế cũng như các khu vực khác.

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.