|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nông dân lao đao vì mủ cao su rớt giá

08:57 | 12/08/2018
Chia sẻ
Do ảnh hưởng của thị trường thế giới, đầu ra mủ cao su không ổn định khiến giá thành mặt hàng từng được ví là “vàng trắng” rớt giá thảm hại. Thực trạng này đã đẩy hàng ngàn hộ nông dân trồng cao su ở tỉnh Thừa Thiên- Huế rơi vào cảnh lao đao…

Ông Nguyễn Văn Việt, ở thôn Phổ Lại, xã Phong Sơn, dẫn chúng tôi ra khu rừng cao su có diện tích 2ha đang thời kỳ cho mủ mà không khỏi xót, nói: “Mấy cơn bão mùa trước đã làm rừng cao su gãy gần 200 cây nhưng vợ chồng tôi vẫn cố gắng tìm cách phục hồi. Nếu trước đây, mỗi ngày thu hoạch mủ kiếm được hơn 3 triệu đồng thì với giá mủ như hiện nay, nếu thuê 2 nhân công lấy mủ thì sẽ thua lỗ nên chúng tôi chỉ còn cách khai thác cầm chừng…”.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND xã Phong Sơn cho biết, xã có khoảng 1.000ha rừng thì trong đó có gần 200ha cao su được người dân đầu tư trồng lấy mủ. Những năm đầu khai thác, giá mủ cao lên đến vài chục ngàn đồng/kg khiến người dân rất phấn khởi. Thế nhưng từ năm 2015 đến nay, giá mủ cao su biến động liên tục và có thời điểm chỉ còn 5-6 ngàn đồng/kg nên người dân không còn mặn mà với cây cao su, bởi mủ bán ra không đủ trả tiền nhân công, phân bón…

nong dan lao dao vi mu cao su rot gia

Giá bán mủ cao su giảm mạnh khiến người trồng cao su ở tỉnh Thừa Thiên-Huế khó khăn.

Tại huyện miền núi Nam Đông, vùng đất được xem là thủ phủ cao su của Thừa Thiên-Huế, vì chiếm hơn 1/3 tổng diện tích cao su toàn tỉnh; người trồng cao su cũng đang khốn khó khi mủ cao su liên tục biến động, rớt giá. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đang nỗ lực vận động người dân không nên chặt bỏ loại cây trồng này.

Bà Hồ Thị Miến (trú ở thôn 9, xã Hương Hòa, Nam Đông) từng tiếc nuối khi phải chặt bỏ hơn 1ha cao su vào tháng 4-2016, nhưng giờ đây, vợ chồng bà đang tính đến phương án tiếp tục chặt bỏ vườn cao su còn lại để chuyển sang trồng loại cây khác có giá trị kinh tế hơn.

“Trong mỗi cuộc họp, UBND xã và Phòng NN&PTNT huyện luôn khuyến cáo bà con nông dân chúng tôi không nên phá bỏ cây cao su. Nhưng giờ giá mủ cao su chỉ còn 8-9 ngàn đồng/kg, đó là chưa kể những cánh rừng cao su nằm xa đường lộ giá rẻ mạt hơn nhiều. Mủ bán ra không đủ trả tiền lãi ngân hàng nên chúng tôi không biết phải làm sao, chỉ mong các cấp ban ngành chức năng có định hướng cụ thể”, bà Miến trăn trở.

Ông Phan Gia Điền, Chủ tịch UBND xã Hương Hòa thông tin, do mủ cao su bán không được giá, trong khi bà con nông dân chịu cảnh nợ nần từ ngân hàng và các khoản vay vốn để trồng rừng nên rất nhiều hộ dân đã phải chặt bỏ cao su để chuyển sang trồng cây cam, tình trạng này khiến diện tích cao su ở địa bàn xã từ hơn 300ha nay chỉ còn khoảng 200ha.

Thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Nam Đông, toàn huyện trồng được gần 3.500ha cao su và nhiều năm qua, đây là cây trồng chủ lực giúp nhiều gia đình ở địa phương xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, do sản phẩm thiếu đầu ra, thị trường tiêu thụ mặt hàng nông sản này lại không đáp ứng đủ với nguồn cung quá lớn khiến giá thành mủ cao su giảm mạnh, đẩy đời sống kinh tế của người trồng cao su vào cảnh lao đao.

Theo ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên-Huế, trong tổng số 9.100ha cao su trên địa bàn toàn tỉnh thì có 6.000ha đang bước vào độ khai thác lấy mủ. Trước thực trạng cao su rớt giá, sau khi nhận được chỉ đạo từ Bộ NN&PTNT, Sở đã phối hợp với các cấp chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc tốt cây cao su, tránh tình trạng chặt bỏ cao su chuyển sang cây trồng khác nhằm tránh các hệ lụy đáng tiếc về sau...

Anh Khoa

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.