Nhiều ngân hàng đã chủ động tăng khả năng phòng thủ bằng cách trích lập dự phòng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại nhiều nhà băng tăng mạnh đạt mức kỷ lục, có nơi vượt 400%.
Tại thời điểm cuối quý IV/2021, dư nợ xấu của 3 "ông lớn" quốc doanh trên là khoảng 31.700 tỷ đồng, giảm hơn 18.700 tỷ đồng so với cuối quý III và giảm khoảng 4.400 tỷ đồng so với 2020.
Mặc dù đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ cho năm 2021 nhưng những con số về lợi nhuận của các "ông lớn" thuộc nhóm Big4 ngân hàng vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên, lãnh đạo các ngân hàng đều cho biết kết quả là khả quan và đều đạt kế hoạch đã đề ra.
Các chuyên gia SSI tiếp tục cận trọng về rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng yếu kém, các ngân hàng có bộ đệm trích lập dự phòng mỏng; mặt khác, kỳ vọng các ngân hàng mạnh hơn hiện có đủ năng lực để xử lý rủi ro nợ xấu.
Lợi nhuận của ngành ngân hàng vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực trong năm 2022, thậm chí có thể cao hơn mức trung bình thị trường, trong khi nợ xấu vẫn là thách thức lớn nhất trong năm với rủi ro khó đo lường.
Theo các chuyên gia phân tích của SSI, 30/6/2022 là mốc thời gian quan trọng khác cần theo dõi do không còn đợt giãn nợ nào khác nên sau thời hạn này. Khi đó, các ngân hàng sẽ công bố nợ xấu thực tế.
Phó Thống đốc NHNN cho biết tỷ lệ nợ xấu nếu tính toán đầy đủ có thể lên đến 8,2% và thậm chí có thể cao hơn nếu dịch tiếp tục diễn biến phức tạp. Đây là thử thách lớn mà ngành ngân hàng phải đối mặt trong năm 2022.
Dịp cuối năm, các ngân hàng liên tiếp cảnh báo đến khách hàng về những chiêu thức lừa đảo ngày càng tinh vi của kẻ gian trong giao dịch điện tử, lừa “xóa nợ xấu CIC”.
Tất cả các thông tin của khách hàng tại CIC được cập nhật và lưu trữ trung thực, khách quan đúng theo các thông tin được các tổ chức tín dụng báo cáo. CIC hay bất kỳ tổ chức/cá nhân nào đều không được phép tự ý điều chỉnh các thông tin này.
NHNN nhiều khả năng sẽ tiếp tục lùi thời điểm áp dụng lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn thêm một năm nữa để các TCTD có thêm nguồn lực hỗ trợ khách hàng.
Xét về quy mô, top 10 ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất tính đến cuối quý III/2021 bao gồm BIDV, VietinBank, VPBank, Vietcombank, SHB, Sacombank, VIB, SCB, MB và ACB.
Theo Yuanta Việt Nam không phải toàn bộ khoản dư nợ chưa được phân loại đều trở thành nợ xấu. Song, quy mô tài sản bị ảnh hưởng bởi COVID-19 của các ngân hàng là rất lớn và con số này tăng rất mạnh trong thời kỳ giãn cách xã hội quý III.
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, việc nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng có thể làm giảm chất lượng tín dụng và gia tăng nợ xấu. Bởi vậy, cần cân nhắc kỹ lưỡng để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Từ tháng 6/2021 đến nay, hoạt động mua bán nợ, thu giữ tài sản bảo đảm, định giá tài sản... của VAMC gần như bị đình trệ hoàn toàn, nhất là tại địa bàn trọng tâm xử lý nợ là TP HCM và các tỉnh thành phía Nam.
Theo nhà phân tích KBSV, sau thời gian tăng nóng và kéo dài xuyên suốt từ 3 - 4 tháng, đến nay nhiều cổ phiếu khoáng sản đã đột ngột quay đầu giảm mạnh. Diễn biến này phản ánh tâm lý chốt lời của nhà đầu tư và cũng phù hợp với thực tế khi nhiều cổ phiếu khoáng sản có mức tăng bằng lần, trong khi nội tại doanh nghiệp chưa thể có sự cải thiện tương ứng.