|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nợ xấu ngân hàng nửa đầu năm vọt lên 7,21% do COVID-19

09:26 | 09/10/2021
Chia sẻ
Số liệu từ NHNN cho biết tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu tiềm ẩn, tính cả các khoản nợ không bị chuyển nợ xấu do được cơ cấu lại theo Thông tư 01 vào cuối tháng 6 lên tới 7,21% (cuối năm 2020 là 5,08%).

Theo báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 124 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, nhiệm vụ, giải pháp năm 2022 của ngành ngân hàng gửi Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cho biết nợ xấu của các TCTD có xu hướng tăng trong những tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Đến cuối tháng 6, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,73%, tăng so với mức cuối năm 2020 là 1,69%. Nếu tính cả nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu là 3,66% và thêm cả các khoản nợ không bị chuyển nợ xấu do được cơ cấu lại theo Thông tư 01 thì tỷ lệ này là 7,21% (cuối năm 2020 là 5,08%).

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng số nợ xấu nội bảng được xử lý là 78.860 tỷ đồng. Trong đó, 33.130 tỷ đồng được xử lý bằng dự phòng rủi ro, chiếm 42%; 18.660 tỷ đồng (23,7%) xử lý thông qua bán nợ và hơn 26% còn lại do khách hàng trả nợ.

Báo cáo của NHNN cũng cho biết Nghị quyết 42 ra đời từ 15/8/2017 đã có tác động tích cực đến hoạt động xử lý nợ của các ngân hàng. 

Luỹ kế từ thời điểm đó đến hết tháng 6/2021, xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết 42 chủ yếu thông qua hình thức khách hàng trả nợ là 138.340 tỷ đồng (chiếm 38,5%), cao hơn nhiều tỷ trọng trung bình năm từ 2012-2017 là khoảng 22,8%.

Toàn hệ thống đã xử lý được 359.410 tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42. Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng chiếm hơn 52% tổng nợ xấu đã xử lý (không bao gồm xử lý bằng sử dụng dự phòng và bán nợ cho VAMC); 26% là xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán; gần 21,9% là bán cho VAMC.

Trong phiên thẩm tra tình hình kinh tế - xã hội ngày 29/9, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho biết tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu tiềm ẩn cuối năm 2021 có thể tăng lên mức 7,1% - 7,7%; xấp xỉ 8% sau khi thực hiện cơ cấu, giãn hoãn nợ theo Thông tư 01, Thông tư 03 và Thông tư 14.

Nợ xấu ngân hàng nửa đầu năm vọt lên 7,21% do COVID-19 - Ảnh 1.

Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng qua các năm. (Nguồn: NHNN, DB tổng hợp).

 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Diệp Bình

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.