|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Những ngân hàng không cổ đông ngoại

08:20 | 01/07/2019
Chia sẻ
So với một loạt thương vụ hợp tác chiến lược diễn ra vào giai đoạn 2005 - 2008, những năm gần đây các nhà đầu tư nước ngoài có vẻ như bớt "mặn mà" với ngành ngân hàng trong nước?

Từng là "miếng bánh ngọt"

Giai đoạn 2005 - 2008 là thời kì của rất nhiều cái bắt tay chiến lược giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các ngân hàng Việt Nam. Đây cũng là thời điểm mà thị trường chứng khoán nói chung và những cổ phiếu ngân hàng nói riêng "sốt" khi nhiều mã được bán với giá hàng trăm nghìn đồng/cổ phiếu, thu hút nhiều nhà đầu tư.

Tuy nhiên, trước thời kì khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo những khó khăn nhất định đối với ngành ngân hàng, cùng với tỉ lệ nợ xấu tăng cao, lợi nhuận "tuột dốc", giá cổ phiếu rớt "thê thảm".

Giai đoạn 2012 - 2017 chứng kiến đà phục hồi trong hoạt động của ngành ngân hàng hướng đến mục tiêu lên sàn thì nhiều cổ đông ngoại lại nói lời "chia tay" sau nhiều năm gắn bó. 

Một phần do nhu cầu tăng vốn theo thời gian nhằm sớm đạt chuẩn Basel II và khả năng phát hành thêm cổ phiếu sau khi lên sàn sẽ làm loãng tỷ lệ sở hữu của cổ đông chiến lược nếu nhóm này không mua thêm, khiến vai trò và sự kiểm soát của các cổ đông ngoại dần bị pha loãng. 

Lí do khác là nhiều ngân hàng nước ngoài đã được phép mở chi nhánh tại Việt Nam nên đầu tư vào ngân hàng nội được xem là không cần thiết, hoặc họ cần tái cơ cấu danh mục đầu tư như trường hợp "chia tay" của Société Générale và SeABank.

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở các ngân hàng Việt đang là bao nhiêu?

Trước đây, các đối tác nước ngoài thường mạnh tay rót vốn vào các ngân hàng Việt Nam với tư cách cổ đông chiến lược, giúp định hướng và tái cơ cấu ngân hàng. 

Cho đến nay, dù nhiều cổ đông chiến lược đã ra đi, nhưng nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đặt niềm tin vào ngân hàng Việt.

STTNgân hàngTỉ lệ CĐNN sở hữu hiện tạiNhững cổ đông ngoại tiêu biểuCổ đông ngoại thoái vốnNăm đầu tưNăm thoái vốn
1ABBank30%Maybank, IFC
2TPBank30%SBI Ven Holdings Pte. Ltd,PYN Elite Fund Management, …
3Eximbank29,7%Sumitomo Mitsui, VOF Investment Limited

4SCB29,7%Noble Capital Group Limited,Glory Capital Investment LimitedPlace of Incorporation.
5VietinBank27,75%MUFG, IFC Capitalization (Equity)Fund, IFC
6BaoVietBank24,55%-
7ACB24,52%Dragon Financial Holdings Limited,First Burns Investmnets,Asia Reach Investment và Alp Asia FinanceStandard Chartered20052018
8Techcombank22,51%Warburg Pincus, Vesta VN Investments B.V, COG Investments B.V GrandeurPeak Global Opportunities FundHSBC20052017
9VPBank21,88%Composite Capital Master Fund LP,Arjuna Fund Pte.Ltd., Wf AsianSmaller, Deutsche Bank AGOCBC20062013
10Vietcombank20,74%Mizuho Bank Ltd., GIC Private Limited
11VIB20,5%Commonwealth Bank Of Australia

12HDBank20%Credit Saison, Aozora Bank,Deutsche Bank AG, JPMorganVietnam Opportunities Fund, 
13MBBank20%Norges Bank, Amersham Industries Ltd, Composite Capital Master Fund LP
14PVCombank14,85%Morgan Stanley

15Sacombank12,57%Market Vectors Vietnam ETFANZ20052012
16SHB9,8%Market Vectors Vietnam ETF,Samarang UCITS
17OCB5%VinaCapitalBNP Parisbas20082018
18PG Bank4,9%-
19LienVietPostBank4,79%-
20Saigonbank0,72%-
21SeABank--Société Générale20082019

Nguồn: Ngọc Huyền tổng hợp

Những thương vụ hợp tác chiến lược phải kể đến HSBC và Techcombank với 10% sở hữu, ANZ mua 10% cổ phần Sacombank hay Standard Chartered mua 9% cổ phần ACB đều vào năm 2005. 

Tiếp theo sau là việc rót vốn liên tục của các tổ chức tài chính quốc tế khác như Oversea Chinese Banking Corporation Limited (OCBC) vào VPBank, Société Générale với SeABank, BNP Paribas đầu tư cho OCB.

Tuy nhiên, sự thoái vốn hàng loạt của các cổ đông ngoại này những năm qua đã để lại nhiều khoảng trống trong cơ cấu vốn góp của ngân hàng. 

Standard Charteredchia tay ACB sau gần 13 năm gắn bó, HSBC rời Techcombank kết thúc hợp tác 12 năm, còn Société Générale cũng chấm dứt một thập kỉ "khăng khít" với SeABank, OCBC chuyển nhượng toàn bộ hơn 85,8 triệu cổ phần (chiếm tỷ lệ 14,88% trên tổng số cổ phần của VPBank) cho các nhà đầu tư trong nước sau hơn 7 năm làm đối tác chiến lược...

Qui định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về tỉ lệ sở hữu của các cổ đông ngoại ở các ngân hàng đang được kiểm soát rất chặt chẽ. Hiện nay vẫn có nhiều nhà đầu tư nước ngoài lớn đặt niềm tin vào ngân hàng nội như MUFG. Ngân hàng Nhật Bản này đang lên kế hoạch rót thêm vốn vào VietinBank nhằm tăng tỉ lệ sở hữu trên vốn điều lệ với tư cách là cổ đông chiến lược.

Ngày 4/1/2019, Tập đoàn Tài chính lớn thứ 3 Nhật Bản Mizuho cũng đã hoàn tất mua cổ phần của Vietcombank để đảm bảo duy trì tỉ lệ sở hữu 15% vốn điều lệ dưới sự chấp thuận của Thống đốc NHNN.

tỷ lệ sh

Tỉ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài tại các NHTM Việt Nam tính đến tháng 4/2019 (NH tổng hợp)

Các ngân hàng không có cổ đông ngoại ở thời điểm hiện tại có thể kể đến như SeABank, Dong A Bank, Bac A Bank, VietCapitalBank, MSB, KienLongBank, Nam A Bank, NCB, VietBank. Hầu hết là những ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu, cơ cấu vốn góp ở các ngân hàng này chủ yếu là các tổ chức trong nước, chỉ một số ít có cổ đông Nhà nước.

cđngoai 1

Cơ cấu cổ đông của các ngân hàng không có cổ đông ngoại (NH tổng hợp)

Nhu cầu vốn ngoại của ngân hàng nội

Theo báo cáo của CTCP Chứng khoản Bảo Việt (BVCS), HDBank, VPBank, Techcombank đã chào bán cổ phần thành công cho các tổ chức quốc tế trong hai năm trở lại đây. 

HDBank bán trên 21% cổ phần cho không dưới 10 nhà đầu tư ngoại, thu về 300 triệu USD trước khi niêm yết đầu năm 2018. 

Techcombank lấp kín room ngoại khi bán cổ phần cho Warburg Pincus thu về 370 triệu USD trước khi niêm yết trên sàn HOSE. ACB cũng nhanh chóng tìm được "bến đỗ" mới khi nhóm Alp Asia Finance Limited nhận chuyển nhượng lại và chính thức trở thành cổ đông lớn với gần 10% vốn ACB.

Hiện ngân hàng OCB và Nam A Bank đang có nhu cầu hút thêm vốn ngoại trước khi niêm yết cổ phiếu trên HOSE trong năm nay khi mà room ngoại của các ngân hàng này đang dưới 30% theo quy định của NHNN. Ngân hàng VIB với room ngoại còn khoảng 10% cũng tính chuyện thu hút thêm vốn ngoại trong kế hoạch tăng vốn tới đây.

Năm ngoái, BIDV đã xin ý kiến cổ đông về việc tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài KEB Hana với 17,65% vốn điều lệ hiện tại.

Agribank cũng đang được nhiều nhà đầu tư ngắm tới trong quá trình cổ phần hóa đến đầu năm 2020. Trong đó, Tập đoàn Tài chính thứ 4 Hàn Quốc NongHuyp đã "ngỏ ý" được hỗ trợ nhà băng này trong việc cổ phần hóa.

Có nên nới room ngoại?

Theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's, ông Dominic Scriven, Chủ tịch Tổ chức tài chính Dragon Capital, cho rằng Chính phủ Việt Nam có thể nới room ngoại từ 30% lên 49% tạo điều kiện cho nhiều ngân hàng tăng huy động vốn theo chuẩn Basel II.

Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư Vina Capital Andy Ho cũng từng đề nghị điều này nhằm giúp các ngân hàng đẩy mạnh tái cơ cấu và các nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội sở hữu thêm cổ phần.

Theo Quyết định 986 của Thủ tướng Chính phủ, chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 cũng đề cập đến việc hoàn thiện qui định để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam theo hướng tăng tỉ lệ sở hữu đối với từng loại hình TCTD phù hợp với các cam kết quốc tế đã kí kết.

Rõ ràng, ngành ngân hàng đang dần hấp dẫn trở lại. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thời gian qua vào Việt Nam liên tiếp duy trì tăng trưởng tích cực. Các cổ đông ngoại đang dần tín nhiệm các ngân hàng nội hơn thông qua những thương vụ đầu tư đang và sắp diễn ra.

Ngọc Huyền

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.