|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Những bong bóng tài chính rất khó phá vỡ trên thế giới

08:16 | 08/02/2023
Chia sẻ
Tại Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, các nhà đầu tư vẫn giữ vững một số quan điểm mặc dù chính sách đã thay đổi. Điều này khiến các bong bóng rất khó bị chọc thủng.

(Ảnh minh họa: AFP). 

Ba bong bóng lớn
Bong bóng tài chính
có thể tồn tại lâu một cách đáng kinh ngạc, dù thoạt nhìn chúng có vẻ như đang chực chờ phát nổ. Dưới đây là ba trường hợp điển hình: trái phiếu chính phủ Nhật Bản, thị trường chứng khoán Mỹ và thị trường bất động sản Trung Quốc.

Kể từ tháng 9/2016, ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đã cam kết sẽ giữ cho lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức gần bằng 0, mặc cho các đồng nghiệp ở Anh, Mỹ và châu Âu bắt đầu tăng lãi suất.

Các nhà đầu tư trái phiếu đang lên tiếng, nói rằng BoJ rồi sẽ phải tăng lãi suất. Lạm phát giá tiêu dùng đã vượt quá mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách trong suốt 9 tháng. Và các nhà đầu tư phàn nàn rằng thị trường không hoạt động hợp lý do ngân hàng trung ương sở hữu một nửa nợ quốc gia, theo khảo sát mới nhất của BoJ. 

Nhưng các nhà hoạch định chính sách vẫn kiên định. Trong ba tuần đầu tháng 1, BoJ đã chi số tiền kỷ lục 169 tỷ USD để mua trái phiếu chính phủ nhằm duy trì chính sách lãi suất.

Bong bóng thứ hai là đà tăng liên tục của thị trường chứng khoán Mỹ. Trong tháng 1, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq đã tăng hơn 10%, dẫu các ông lớn Big Tech cắt giảm hàng chục nghìn nhân viên.

Theo tờ Bloomberg, nhà đầu tư đang đặt hy vọng vào kịch bản nền kinh tế chậm lại sẽ buộc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) phải cắt giảm lãi suất ngay trong nửa cuối năm nay – dù các quan chức đã nhiều lần phát đi thông điệp trái ngược.

Họ cũng kỳ vọng lợi nhuận của Big Tech sẽ được bảo toàn nhờ nỗ lực cắt giảm chi phí lao động bất chấp điều kiện kinh tế bất lợi.

Câu chuyện về các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc xây dựng những “thành phố ma” bỏ hoang đã nổi lên từ thập kỷ trước.

Các nhà bán khống cũng chĩa mùi dũi vào khoản nợ khổng lồ của China Evergrande trong cả chục năm qua. Nhưng xây dựng vẫn tiếp tục bùng nổ cho đến khi Bắc Kinh áp đặt các biện pháp cụ thể để hạn chế ngành này vào năm 2020. 

Bài học từ Trung Quốc

Những nhận thức trên rất khó bị phá vỡ. Trong quá khứ, bất động sản là loại tài sản sinh lời số một cho các hộ gia đình Trung Quốc, cũng như chứng khoán là lựa chọn tốt nhất với người Mỹ. Do đó, FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) đã thúc đẩy họ mua vào những tài sản này ngay khi giá giảm.

Trong khi đó, các hộ gia đình Nhật Bản dường như không thể từ bỏ quan niệm về giảm phát. Tốc độ tăng trưởng tiền lương hiện nay vẫn thấp hơn hẳn con số 3% mà Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda cho là cần thiết để đạt được mục tiêu lạm phát dài hạn 2%.

Làm thế nào để phá vỡ bong bóng tài chính? Hãy xem cách chính phủ Trung Quốc áp dụng. Các cơ quan quản lý cấm các ngân hàng thương mại cho vay đối với những nhà phát triển bất động sản có quá nhiều nợ.

Các ngân hàng cũng không được khuyến khích phát hành khoản vay thế chấp. Chính quyền địa phương nhận được chỉ đạo hạn chế bán đất. Chiến dịch chấn chỉnh thị trường bất động sản đã khiến tăng trưởng của Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong hàng chục năm.

Nhìn vào trải nghiệm của Trung Quốc, rất khó để nói rằng hai bong bóng ở Mỹ và Nhật Bản sẽ sớm xẹp hơi.

Trừ khi Thủ tướng Fumio Kishida có thể buộc các công ty lớn nhất Nhật Bản tăng lương một cách đáng kể, tư duy giảm phát sẽ vẫn ăn sâu vào trong tâm trí công chúng. Khi đó, Thống đốc của BoJ vẫn sẽ phải cố gắng kìm kẹp lãi suất.

Và trong bối cảnh sự tín nhiệm của Fed bị ngờ vực, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn sẽ tiếp tục đi lên như thể không có mối lo nào đáng ngại.

Giang

Bậc thầy đầu tư: Michael Burry, người đàn ông ‘độc nhãn’ nhìn thấu cuộc khủng hoảng nhà đất Mỹ
Michael Burry là một thiên tài dị biệt, rất dở trong việc nói chuyện với mọi người nhưng rất giỏi phát hiện các cơ hội trong thị trường tài chính. Ông là một trong những người hiếm hoi phát hiện sớm cuộc khủng hoảng trong thị trường nhà đất Mỹ và lãi đậm từ sự kiện đó.