|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Những bài học để đời của chàng trai khởi nghiệp 4 lần

10:50 | 04/03/2018
Chia sẻ
Bất đồng quan điểm với cộng sự, không tìm hiểu kỹ thị trường, hoạt động dàn trải là những vấn đề một doanh nhân từng đối mặt trong 4 lần khởi nghiệp.
nhung bai hoc de doi cua chang trai khoi nghiep 4 lan Bài học của nữ triệu phú gốc Việt ở Australia sau lần phá sản

Lớn lên tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, vì điều kiện gia đình khó khăn, Trần Văn Duy đã đi kiếm tiền còn khá sớm với nhiều công việc khác nhau. Vài năm sau, khi đã tích lũy chút vốn và kinh nghiệm, Duy cùng một số đồng nghiệp tự kinh doanh thiết bị vệ sinh và máy lọc nước.

Giống như nhiều người khởi nghiệp khi còn quá trẻ, chàng trai sinh năm 1985 gặp khó khăn do tình trạng cạnh tranh khốc liệt, sự phụ thuộc vào các nhà phân phối, những bất đồng với cổ đông. Nhưng sai lầm lớn nhất của anh là không đánh giá đúng thị trường. Vì thế anh phải ngừng kinh doanh sau khoảng một năm.

nhung bai hoc de doi cua chang trai khoi nghiep 4 lan
Doanh nhân Trần Văn Duy rút ra nhiều bài học hữu ích sau 4 lần khởi nghiệp. Ảnh: Trần Văn Duy

Không nản chí, vào năm 2013, Duy tiếp tục kinh doanh dịch vụ làm đẹp và chăm sóc sức khỏe, một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ đối với anh. Công việc kinh doanh thuận lợi hơn so với lần khởi nghiệp đầu tiên, nhưng cơ sở phải đóng cửa sau một thời gian hoạt động do xung đột quan điểm giữa những người sáng lập. Đó là bài học đau đớn thứ hai của Duy.

Không chịu khuất phục, Duy tiếp tục khởi nghiệp bằng cách đầu tư vào hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch.với mong muốn đưa sản phẩm trực tiếp tới tay người tiêu dùng được dùng những sản phẩm an toàn chất lượng với giá thành hợp lí, để những người có thu nhập thấp vẫn có thể sử dụng được những sản phẩm an toàn và chất lượng. Duy quyết định xây dựng mô hình khép kín. Anh thuê đất để trồng rau an toàn, chăn nuôi lợn gà sạch theo hướng hữu cơ, bằng cách tự làm cám sạch và làm phân hữu cơ, hoàn toàn chủ động đc nguồn thức ăn và phân bón mà ko phải phụ thuộc vào nhà cũng cấp. Giải pháp ấy giúp anh giảm chi phí trong sản xuất và kiểm soát hoàn toàn chất lượng sản phẩm.

"Chuỗi cửa hàng của chúng tôi chỉ bán những sản phẩm từ trang trại để bảo đảm an toàn cho khách hàng", anh nói.

nhung bai hoc de doi cua chang trai khoi nghiep 4 lan
Phân vi sinh cho rau mầm, rau ăn lá của công ty DTF. Ảnh: Trần Văn Duy

Ban đầu tình hình kinh doanh tiến triển thuận lợi. Nhưng khi số lượng khách hàng tăng mạnh thì Duy gặp vấn đề mà anh không ngờ. Vì nhu cầu của khách tăng vọt, các trang trại của Duy không có đủ sản phẩm để đáp ứng. Đương nhiên, anh phải dồn thời gian, công sức cho việc tăng cường sản xuất ở các trang trại. Nhưng chính vì thế mà anh không thể chăm sóc khách hàng chu đáo. Khi sản lượng tăng, Duy chú ý hơn tới chuỗi cửa hàng thì số lượng khách đã giảm nên doanh thu cũng giảm dần. Mâu thuẫn với người đồng sáng lập cũng phát sinh. Đúng lúc này, Duy quan tâm tới một sản phẩm mới lạ đối với anh: Một dự án xử lí rác thải trong nông nghiệp tái chế sản xuất phân vi sinh. Hành trình mới bắt đầu.

Để tìm hiểu phân vi sinh, Duy tới Đại học Nông nghiệp Hà Nội và một số cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp để học hỏi. Sau đó, anh gặp được một người bạn cũng có đam mê với phân vi sinh. Họ trở thành bạn và đồng hành cùng với nhau để phát triển dự án. Trong khoảng thời gian tìm hiểu phân vi sinh, Duy chuyển nhượng dần cổ phần của anh trong các cửa hàng thực phẩm sạch. Cuối năm 2016, anh chính thức thành lập công ty Đầu tư và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao DTF.

Mặc dù Duy không trải qua quá trình đào tạo chính quy, nhưng dự án của anh là một trong số vài công ty ở miền bắc có khả năng tự nuôi cấy chủng vi sinh để xử lý rác thải. Đó là yếu tố quan trọng để công ty tái chế rác thành phân vi sinh.

"Với khả năng tự nuôi cấy chủng vi sinh, chúng tôi có lợi thế lớn so với các đối thủ trong ngành. Ngoài việc phải thuê chuyên gia, họ chỉ có thể hút bùn để sản xuất phân vi sinh. Phân vi sinh từ bùn chẳng những có chất lượng thấp hơn, mà còn có chi phí cao hơn so với sản phẩm từ rác thải nông nghiệp,Duy giải thích.

nhung bai hoc de doi cua chang trai khoi nghiep 4 lan
Nguyên liệu sản xuất phân vi sinh của công ty DTF. Ảnh: Trần Văn Duy

Quá trình giới thiệu và đưa sản phẩm vào các vùng sản xuất nông nghiệp sạch bắt đầu từ tháng 1/2017. Đến nay, những khách hàng và đơn vị sử dụng phân vi sinh của anh đều đánh giá tích cực về chất lượng sản phẩm. Những đơn đặt hàng đã đến với công ty DTF và bây giờ Duy cần mở rộng xưởng, mua thêm máy móc để tăng quy mô sản xuất. Mục tiêu trước mắt của anh là gọi vốn để mở rộng xưởng, mua máy móc. Một hành trình mới lại bắt đầu.

Nhạc Dương