Nhu cầu tôm nhập khẩu của Trung Quốc tăng 50% trong nửa đầu năm 2023
Lượng nhập khẩu tôm nước ấm của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái lên 502.669 tấn, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc. Tổng giá trị nhập khẩu tăng 29% lên 2,84 tỷ USD. Điều này cho thấy nhu cầu tôm của Trung Quốc mạnh mẽ bất chấp kinh tế phục hồi chậm chạp sau dịch COVID-19.
Ecuador là nhà cung cấp tôm lớn nhất của Trung Quốc với 362.000 tấn, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ấn Độ và Argentina có mức tăng trưởng mạnh mẽ. Theo đó, nhập khẩu tôm từ Ấn Độ tăng 31% và Argentia tăng 270% trong nửa đầu năm nay 2023 lần lượt là 60.700 tấn và 17.700 tấn. Tuy nhiên, các sản phẩm của họ, chủ yếu tôm bỏ đầu, sơ chế và tôm đỏ đánh bắt tự nhiên, có giá cao hơn so với Ecuador.
Ngược lại, nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan sụt giảm mạnh do nhu cầu chuyển sang nguồn cung giá rẻ của Ecuador. Nhập khẩu tôm từ Việt Nam giảm 75% trong khi Thái Lan giảm 25% xuống lần lượt 5.300 tấn và 10.000 tấn.
Tăng trưởng nhập khẩu đặc biệt rõ rệt vào tháng 6. Trung Quốc nhập khẩu 87.364 tấn tôm, tăng 56% so với tháng 6/2022. Kim ngạch nhập khẩu ở mức 501 triệu USD.
Ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam cho biết những tháng đầu năm, sau khi họ bỏ Zero COVID thì lượng tôm Ecuador và Ấn Độ đổ vào rất lớn. Các địa phương như Quảng Đông, Chiết Giang, Sơn Đông, Phúc Kiến, Thiên Tân.. nhập tỷ trọng rất cao.
Sản lượng 6 tháng là tăng gần 50% trong khi giá trị tăng 30%. Điều này chứng tỏ các quốc gia xuất khẩu lượng tôm rất lớn vào Trung Quốc với giá rẻ. Bình quân giá 6 tháng đầu năm nhập khẩu từ Ecuador là 6.4 USD/kg tuy nhiên, 6 tháng 2023 giá còn 5,34 USD/kg.
“Qua số liệu của Trung Quốc, chúng tôi thấy rằng đa số họ nhập tôm nguyên liệu giá rẻ để về chế biến để tài xuất khẩu. Với sức ép giá rẻ như vậy tôm Việt Nam cần có thời gian để phục hồi mạnh mẽ”, ông Hoè nói.
Ông kỳ vọng rằng sau khi Ecuador đẩy mạnh hàng tồn kho giá rẻ kèm với việc thu hoạch bị hạn chế bởi thời thời tiết thì nguồn hàng của nước này trong những tháng cuối năm.
Hiện nay các quốc gia Nam Bán Cầu đã hết vụ thu hoạch, trong khi đó các nước ở Bắc Bán Cầu như Việt Nam, Ấn Độ bắt đầu vào vụ thu hoạch.
Trong khi đó, 6 tháng cuối năm được kỳ vọng là giai đoạn phục hồi và Ecuador mất đi lợi thế cạnh tranh.