|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhu cầu nhập khẩu LNG của Trung Quốc khiến chi phí năng lượng tại châu Á tăng vọt

14:57 | 05/02/2018
Chia sẻ
Giá khí đốt hóa lỏng (LNG) giao ngay đang tăng nhanh tại châu Á, khi Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhiên liệu đốt sạch hơn để chống lại ô nhiễm không khí.
nhu cau nhap khau lng cua trung quoc khien chi phi nang luong tai chau a tang vot Chính phủ nhiều nước châu Á 'chật vật' vì giá dầu tăng
nhu cau nhap khau lng cua trung quoc khien chi phi nang luong tai chau a tang vot Cuộc chiến dầu mỏ giữa Mỹ - Trung Đông tại châu Á ngày càng khốc liệt

Giá khí đốt đã tăng 10% trong 6 tháng cho tới hết tháng 1. Đà tăng được dự báo sẽ lan ra toàn bộ thị trường năng lượng trong khu vực, kéo chi phí điện cho các hộ gia đình và nhà máy sản xuất đi lên.

Những ngày đầu tháng 2, giá LNG châu Á giao ngay vào khoảng 10 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh, sau khi chạm đỉnh quanh ngưỡng 11 USD hồi đầu tháng. Hiện, giá LNG vẫn ở mức cao gần 3 năm.

Theo Nikkei, giá LNG thông thường tăng mạnh vào mùa đông, thời điểm nhu cầu sưởi ấm lên cao nhất, nhưng hiện giá nhiên liệu được giao dịch nhiều hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

nhu cau nhap khau lng cua trung quoc khien chi phi nang luong tai chau a tang vot
Ảnh: Reuters

Chính quyền Trung Quốc đang thay đổi nhiện liệu đốt tại quốc gia này từ than đá sang khí đốt tự nhiên để làm sạch không khí, tuy nhiên nguồn cung nhiên liệu lại bị thắt chặt.

“Chính phủ Trung quốc đang tăng cường mua vào trên thị trường giao ngay, khi họ không có đủ LNG để đáp ứng nhu cầu sưởi ấm cho mùa đông”, ông Tatsufumi Okoshi, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Nomura Securities, nói.

Báo cáo từ Cục Hải quan Trung Quốc chỉ ra, lượng LNG nhập khẩu của quốc gia này đã tăng 46% lên 38,1 triệu tấn trong năm 2017, ghi nhận lần đầu tiên nhiều hơn lượng khí đốt nhập khẩu được chuyển từ ống dẫn. Mặc dù nhập khẩu LNG của Trung Quốc vẫn thấp hơn Nhật Bản, với khối lượng nhập khẩu là 83,6 triệu tấn trong năm ngoái, nhưng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã vượt qua Hàn Quốc để vươn lên là quốc gia nhập khẩu LNG lớn thứ 2.

nhu cau nhap khau lng cua trung quoc khien chi phi nang luong tai chau a tang vot

Việc điều chỉnh khối lượng nhập khẩu LNG là khá dễ dàng vì các chuyến hàng được vận chuyển bằng tàu, phụ thuộc vào sự thay đổi về giá giao ngay, thay vì qua đường ống dẫn như khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu thêm LNG vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc.

Điều này đã làm ảnh hưởng tới những người sử dụng khí đốt tại quốc gia này. Trong tháng 12, Yunnan Yuntianhua, một công ty hóa chất, gửi báo cáo tới Sàn giao dịch Chứng khoán Thượng Hải rằng một đơn vị của họ sẽ phải dừng hoạt động sản xuất amoniac và ure, vì lượng khí đốt tự nhiên cho công ty bị giảm ở miền Tây Nam Trung Quốc.

Tuy nhiên, nguồn cung LNG đang dư thừa trên thế giới. Một dự án LNG lớn được triển khai thi công tại bán đảo Yamal của Nga hồi tháng 12. Trong khi các nhà máy mới tại Mỹ và Australia sẽ bắt đầu đi vào sản xuất trong năm nay hoặc năm sau.

Bên cạnh đó, nhu cầu tại Trung Quốc không chỉ là nhân tố thúc đẩy giá LNG giao ngay tại châu Á. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ cho biết, giá tăng phản ánh việc thiếu kho chứa trong khu vực, và sự cần thiết vận chuyển LNG từ những khu vực hẻo lánh để bù đắp cho sự thiếu hụt.

Nhiều nhà quan sát thị trường dự đoán giá LNG giao ngay sẽ bắt đầu giảm khi thời tiết ấm trở lại.

“Biến động gia tăng vì nhiệt độ xuống thấp tại Bắc Mỹ và những phần khác của bán cầu Bắc, nhưng giá LNG sẽ ổn định trở lại vào mùa xuân”, ông Hiroshi Hashimoto, chuyên gia phân tích cấp cao tại Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản cho biết.

Trung Quốc đang tiến hành giảm phụ thuộc vào than đá trong dài hạn. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu khí đốt tự nhiên của Trung Quốc sẽ tăng 4% cho tới năm 2040. Việc Trung Quốc lựa chọn LNG để thay thế có thể kéo giá nhiên liệu giao ngay này tăng với tốc độ tên lửa vào mỗi dịp đông tới.

Lyly Cao