|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

VCB kéo thị trường, VN-Index tạo nến rút chân

15:00 | 13/08/2024
Chia sẻ
Thị trường rơi vào trạng thái “xanh vỏ, đỏ lòng” với 385 mã tăng, 447 mã giảm và 223 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, sàn HOSE ghi nhận 162 mã tăng, 234 mã giảm và 88 mã giữ giá không đổi.

Đóng cửa, VN-Index tăng 0,14 điểm (0,01%) lên 1.230,42 điểm, HNX-Index giảm 0,59 điểm (0,25%) về 230,18 điểm, UPCoM-Index giảm 0,21 điểm (0,23%) về 92,79 điểm.

Sau khi chạm mốc 1.223 điểm vào giữa phiên chiều, lực cầu bắt đáy giúp cân bằng chỉ số và trở thành một trong những động lực cho thị trường hồi phục. VN-Index liên tục giằng co, cuối cùng chỉ số kịp đảo chiều xanh nhẹ trên tham chiếu khi đóng cửa.

Thị trường rơi vào trạng thái “xanh vỏ, đỏ lòng” với 385 mã tăng, 447 mã giảm và 223 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, sàn HOSE ghi nhận 162 mã tăng, 234 mã giảm và 88 mã giữ giá không đổi. Dù vậy, VN30-Index chưa thể trở lại vùng giá xanh, kết phiên vẫn giảm gần 3 điểm.

VCB bật tăng 1,9% lên 89.500 đồng/cp, cũng là mã đóng góp tích cực nhất cho VN-Index với gần 2,4 điểm. Đứng thứ hai là VNM giúp VN-Index có thêm 0,4 điểm. Chiều ngược lại, HPG, GAS, TCB, SSB, ACB trở thành 4 lực cản mạnh nhất trên thị trường.

Nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ trở lại thu hút dòng tiền trong phiên chiều, điển hình như QCG, CSV, GTA, SAV tăng hết biên độ, nhiều mã tăng hơn 3% như BMC (+3,4%), HVH (+3,6%), TCO (+3,8%), STK (+3,8%), NTL (+4,2%), NHA (+4,5%), TDC (+4,6%), HCD (+5,3%), TV2 (+5,4%).

Diễn biến theo nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng trở thành điểm tựa lớn nhất đưa VN-Index lên vùng giá xanh trong phiên chiều nay. Ngoài VCB là công thần chính của thị trường, đà tăng còn được chứng kiến ở PGB (+2,5%), HDB (+1,6%), ABB (+1,3%), VBB (+1%), SGB (+0,8%), LPB (+0,7%), CTG (+0,5%), NAB thậm chí tăng trần lên 16.200 đồng/cp.

Ở phía đối diện, SSB giảm mạnh nhất ngành với tỷ lệ là 2,1%, VIB, TCB, NVB mất hơn 1% thị giá. Trong khi đó, cổ phiếu thép vẫn giao dịch kém sắc với TVN, NKG, HSG, HPG, TLH giảm 1,2 – 2,1%. Chiều ngược lại, PAS bật tăng 5,7% lên 3.700 đồng/cp, VGS xanh 0,3%.

Họ dầu khí đồng loạt điều chỉnh với OIL giảm 3,2% xuống 14.900 đồng/cp, theo sau đó PVB (-1,8%), GAS (-1,2%), PVT (-1,1%0, PVD (-0,4%), …

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 5,49 điểm (0,45%) về 1.224,79 điểm, HNX-Index giảm 1,3 điểm (0,56%) còn 229,47 điểm, UPCoM-Index giảm 0,32 điểm (0,35%) xuống 92,68 điểm.

Sau khi vượt mốc 1.230 điểm trong phiên trước, sức ép bán ra xuất hiện ngay đầu phiên sáng nay với nhịp giảm gần 3 điểm lúc mở cửa. Mặc dù VN-Index có thời điểm chớm xanh vào giữa phiên sáng, nỗ lực này dường như không quá đáng kể khi lực cung nhanh chóng áp đảo.

Ở nhóm vốn hóa lớn, lực cung tăng mạnh mẽ ở các bluechip như GAS, HPG, FPT, TCB và MSN. Theo đó, VN30-Index ngày càng lao dốc với mức giảm gần 7 điểm khi đóng cửa.

Top10 cổ phiếu có tác động tích cực/tiêu cực lên VN-Index. (Nguồn: Chứng khoán VNDirect).

Toàn thị trường ghi nhận 454 mã giảm, 289 mã tăng và 209 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, phe bán cũng chiếm ưu thế trên HOSE với 254 mã đỏ, 119 mã xanh và 79 mã giữ giá không đổi.

Diễn biến theo nhóm ngành, cổ phiếu chứng khoán và thép gây áp lực giảm điểm lớn nhất lên chỉ số với mức ảnh hưởng gần 2,2 điểm. Song song đó, dòng dầu khí, công nghệ, ngân hàng, điện, phân bón, hóa chất, xây dựng, ... cùng chuyển biến tiêu cực và trở thành lực cản của chỉ số.

Sắc đỏ lan rộng ở nhóm cổ phiếu chứng khoán với HAC giảm tới 6,6% về 11.400 đồng/cp, cùng với VDS, BVS, VCI, BSI, FTS mất hơn 2% thị giá, … Số ít mã giữ được sắc xanh đến cuối phiên như APG (+4,3%), HBS (+3,9%), PSI (+1,4%), …

Nhóm thép cũng gặp áp lực bán trong phiên sáng nay. Trong đó KVC giảm 5,9%, HPG, VGS, HSG, NKG, HMC ghi nhận mức giảm 1,5 – 3%, …

Áp lực điều chỉnh hiện hữu, tuy nhiên một số cổ phiếu vẫn thu hút được sự chú ý của dòng tiền và kết phiên trong sắc xanh, tím như RDP, QCG, GTA, VAF tăng hết biên độ, STG (+6,7%), SAV (+6,3%), CSV (+6,2%), APG (+4,3%), TV2 (+3%), …

Thanh khoản thị trường hụt hơi chỉ với gần 285,4 triệu đơn vị cổ phiếu, tương đương 6.506 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch khớp lệnh trên HOSE vỏn vẹn 5.711 tỷ đồng, tiếp tục giảm 6% so với phiên giao dịch trước đó và giảm hơn 20% so với giá trị trung bình một tháng gần đây.

Liên quan đến giao dịch của NĐT nước ngoài, sau hai phiên mua ròng nhẹ, khối này quay đầu bán ròng nhẹ gần 214 tỷ đồng trên HOSE phiên sáng nay, trong đó hoạt động rút vốn tập trung ở HPG (102 tỷ đồng), TCB (40 tỷ đồng), FPT (21 tỷ đồng), HSG (20 tỷ đồng), SSI (17 tỷ đồng), …

Tại thị trường quốc tế, hai chỉ số S&P 500 và Nasadq Composite chỉ nhích nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho báo cáo CPI và PPI tháng 7.

Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 12/8, chỉ số S&P 500 gần như đi ngang, chỉ tăng 0,23 điểm và đóng cửa với 5.344 điểm. Trong cả phiên, chỉ số này không biến động quá lớn. Trong khi đó, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tăng 0,21% và chốt phiên với 16.781 điểm. Cổ phiếu Nvidia vọt lên 4% đã giúp Nasdaq Composite duy trì đà phục hồi. 

Ở chiều ngược lại, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 140 điểm, tương đương 0,36% xuống 39.357 điểm. Hiện cả ba chỉ số trung bình chính đã gần như phục hồi sau đợt bán tháo vào đầu tuần trước.

Thu Thảo

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 07/9 đến 1h ngày 08/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 07/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 07/9 đến 1h ngày 08/9.