|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Hai CTCK giải chấp hơn 5,3 triệu cp DIG của ông Nguyễn Thiện Tuấn

23:20 | 12/08/2024
Chia sẻ
Cổ phiếu DIG giảm sâu sau thông tin ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của DIC Corp đột ngột qua đời.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay (12/8), cổ phiếu DIG mất giá 3,7%, dừng ở 22.300 đồng/cp. Có thời điểm trong phiên, mã này giảm sàn xuống 21.550 đồng/cp. Tâm lý tiêu cực của một nhóm nhà đầu tư đầu phiên đã kích hoạt lệnh bán MP đẩy giá cổ phiếu xuống thấp.

Việc giá cổ phiếu thu hẹp đà giảm về cuối phiên là nhờ lực cầu tham gia, đẩy khối lượng giao dịch tăng cao. Tổng khối lượng khớp lệnh mã DIG hôm nay đạt gần 34,3 triệu đơn vị, tương đương 5,6% lượng cổ phiếu đang lưu hành của Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp). Đây là khối lượng giao dịch cao nhất của mã DIG kể từ ngày 17/7.

Như đã nêu trên, việc giá cổ phiếu DIG xuống thấp kích hoạt lực cầu tham gia, nhưng bên bán cũng có phần quyết liệt. Trong thông báo bán đi cuối giờ chiều, hai công ty chứng khoán đã bán ra hơn 5,3 triệu cổ phiếu DIG thuộc sở hữu của ông Nguyễn Thiện Tuấn.

Cụ thể, Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) thông báo bán 2,955 triệu cổ phiếu DIG do ông Tuấn sở hữu trên tổng số 4,7 triệu cổ phần đăng ký. Chứng khoán Shinhan Việt Nam bán toàn bộ 2,355 triệu cổ phiếu như đã thông báo trước đó. Tổng khối lượng cổ phiếu DIG hai công ty chứng khoán bán ra là hơn 5,3 triệu đơn vị, tương ứng gần 1% lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty.

Trước giao dịch, ông Nguyễn Thiện Tuấn sở hữu khoảng 46,8 triệu cổ phần, tương ứng 7,68% vốn. Như vậy, sau lệnh bán giải chấp của hai công ty chứng khoán trên, tỷ lệ sở hữu của cố Chủ tịch DIC Corp chỉ còn hơn 6%. Hai con ông Tuấn là ông Nguyễn Hùng Cường và bà Nguyễn Thị Thanh Huyền nắm giữ 10,16% và 2,98% cổ phần của DIC Corp.

 Cổ phiếu DIG diễn biến tiêu cực trong thời gian gần đây. Ảnh: VNDirect.

 

Hoàng Linh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.