|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Nhờ thương mại điện tử, phố xá bớt đông trong những dịp giáp Tết

10:32 | 19/12/2019
Chia sẻ
Do nhiều người dân Đông Nam Á muốn trưng diện quần áo mới hoặc phô trương tài sản mới trong dịp Tết, phần lớn thương hiệu và nhà bán lẻ tận dụng tâm lý này để thúc đẩy hoạt động bán hàng.

Đối với phần lớn người dân ở Đông Nam Á, trước dịp Tết cổ truyền, họ sẽ dành thời gian thăm người thân, trở về quê để đoàn tụ với gia đình. Nhưng đối với nhiều người, thời gian trước Tết là dịp lý tưởng để săn hàng giảm giá, The Asean Post đưa tin.

Giảm giá sản phẩm trong những dịp nghỉ lễ là xu hướng phổ biến ở Đông Nam Á. Mọi người không thể lỡ những đợt khuyến mại lớn của các nhà bán lẻ trước các ngày lễ lớn như Eidul Fitr hay Giáng sinh. 

Do những giai đoạn nghỉ lễ là khoảng thời gian nhiều người muốn trưng diện quần áo mới hoặc phô trương tài sản mới, phần lớn thương hiệu và nhà bán lẻ tận dụng tâm lý này để thúc đẩy hoạt động bán hàng.

Người dân không còn đổ xô ra đường

Tuy nhiên, cách thức mua hàng ở Đông Nam Á đang thay đổi dần. Trước đây, phong trào giảm giá trước Tết cổ truyền khiến mọi người tràn tới các siêu thị, cửa hàng, gây nên tình trạng tắc đường trên diện rộng, giành giật hàng hóa, móc túi và nhiều vấn đề khác. 

Giờ đây, nhiều người không ra khỏi nhà mà mua hàng trực tuyến. Trong vài năm qua, từ khi trào lưu mua trực tuyến và các sàn thương mại điện tử xuất hiện như nấm sau mưa, tình hình bắt đầu thay đổi. Tỷ lệ người tiêu dùng mua hàng trên mạng tăng dần, đồng thời số lượng cửa hàng bán lẻ giảm dần.

Hypermarket Giant

Một siêu thị Hypermarket Giant ở Singapore. Ảnh: Tripadvisor

Ở Singapore, chuỗi siêu thị Hypermarket Giant đóng hai siêu thị năm ngoái, đồng thời lên kế hoạch giảm hoạt động bán hàng trực tiếp trong quý I năm nay.

Tại Malaysia, chuỗi siêu thị Parkson thông báo siêu thị Suria KLCC - đã hoạt động trong hai thập kỷ - sẽ đóng cửa. Năm ngoái, Parkson đã đóng một một siêu thị lớn ở thành phố Kuala Lumpur, nơi họ thuê mặt bằng từ năm 2014.

Khuyến mại trên các web thương mại điện tử chiếm ưu thế

Nghiên cứu của công ty quảng cáo Criteo cho thấy, hai hoặc ba tuần trước Tết âm lịch năm 2018, doanh số bán lẻ hàng ngày tăng 35% trên khắp Đông Nam Á. 

Năm ngoái, Criteo dự đoán doanh số sẽ tăng ở nhiều ngành hàng, trong đó ngành thời trang có thể tăng tới 71%, còn thực phẩm và hàng tạp hóa có thể tăng tới 101%. Nhưng điều đáng chú ý nhất trong dự báo của Criteo là: Phần lớn giao dịch sẽ diễn ra trên mạng.

Xu hướng dịch chuyển sang mua sắm trực tuyến không gây ngạc nhiên trong bối cảnh số người truy cập Internet trên thiết bị di động ở Đông Nam Á tăng vọt. Mức thu nhập trong khu vực tăng cũng thúc đẩy sự phát triển của thị trường thương mại điện tử.

Trong bối cảnh thương mại điện tử tạo ra những con số lợi nhuận kỷ lục, nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số của khu vực. 

Parkson

Một siêu thị Parkson ở Malaysia. Ảnh: retailnews.asia

Một nghiên cứu chung của Google và Temasek cho thấy nền kinh tế Internet ở Đông Nam Á sẽ đạt giá trị hơn 240 tỷ USD vào năm 2025. Cũng trong năm đó, thương mại điện tử có thể đạt giá trị 102 tỷ USD, chiếm hơn 40% tổng giá trị nền kinh tế Internet của khu vực.

Do mua hàng trực tuyến trở nên phổ biến, các trang web liên tục giảm giá sản phẩm. Lazada, trang web thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba, giảm giá tới 85%. Ở Malaysia, phiếu giảm giá của Lazada cho phép người mua hưởng ưu đãi khi họ mua với mức tối thiểu. 

Shoppee, đối thủ lớn nhất của Lazada trong khu vực, cũng giảm giá đối với hàng loạt sản phẩm và dịch vụ. Người tiêu dùng có thể hưởng mức giảm giá tới 88% trên trang Shoppee và có thể nhận phiếu giảm giá hàng ngày.

Các doanh nghiệp bên ngoài cũng giảm giá cho người tiêu dùng Đông Nam Á

Không chỉ các trang web trong khu vực giảm giá đồng loạt nhân dịp Tết âm lịch. Hãng bán lẻ thời trang quốc tế ASOS cũng giảm giá nhân dịp Tết cho khách hàng ở Đông Nam Á. Steam, nền tảng phân phối trò chơi video trực tuyến, cũng giảm giá cho những game mà họ bán trên web.

Các trang web du lịch cũng triển khai các đợt khuyến mại nhân dịp Tết cổ truyền. Criteo nhấn mạnh rằng giá tour thường giảm 2 hoặc 3 tuần trước Tết âm lịch. Các con số cho thấy, khoảng 3 tuần trước tết, giá tour của các hãng lữ hành ở Hong Kong, Đài Loan và Singapore giảm trung bình 33%

Như vậy, Tết âm lịch mang tới tiền và sự thịnh vượng cho rất nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử ở Đông Nam Á. Đương nhiên, sự cạnh tranh tăng dần giữa những doanh nghiệp sẽ là xu hướng tốt đối với người tiêu dùng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Cửu Dương

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.