|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Nhiều tài xế ôm nợ, tính bỏ nghề vì 'vỡ mộng' Uber, Grab

17:43 | 26/01/2018
Chia sẻ
Cắm nhà, bán đất, vay ngân hàng để mua xe kinh doanh với kỳ vọng thu nhập vài chục triệu đồng/tháng, thế nhưng, hiện tại, nhiều tài xế Uber, Grab liên tục bù lỗ nên phải rao bán xe “vớt vát” trả nợ.

Vỡ mộng Uber – Grab

Anh Quang - tài xế Uber ở Hà Nội chia sẻ, sau khi gom góp nhiều nơi, hai vợ chồng anh có được 100 triệu, anh vay thêm ngân hàng 500 triệu trong 4 năm để mua một chiếc xe để tham gia chạy xe Uber. Tính cả gốc và lãi mỗi tháng anh Nam phải trả ngân hàng khoảng 13,7 triệu đồng.

Thời điểm đầu, với nhiều chính sách hỗ trợ tài xế của Uber, cộng thêm tinh thần “cày quốc cật lực”, mỗi tháng anh kiếm được khoảng 25 - 30 triệu đồng (đã trừ chi phí). Anh Quang tính toán, sau khi trả góp và trừ sinh hoạt, thì sau 4 năm sẽ hoàn vốn và thậm chí có thể lãi thêm chiếc xe nữa.

Tuy nhiên, niềm vui này nhanh chóng kết thúc khi bước sang 2017 Uber cắt giảm nhiều chính sách hỗ trợ và duy trì mức chiết khấu 25%, trong khi số lượng tài xế Uber ngày một tăng... và Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã cắm biển cẩm các xe hợp đồng dưới 9 chỗ - trong đó có Grab, Uber - hoạt động tại 13 tuyến phố Hà Nội vào các khung giờ cao điểm từ 6 - 9h và 16h30 - 19h30 từ đầu tháng 1/2018.

nhieu tai xe om no tinh bo nghe vi vo mong uber grab
Nhiều tài xế hợp tác với Uber, Grab tính bỏ nghề.

Chính vì vậy, doanh thu mỗi ngày của anh Quang sau khi trừ chi phí chỉ còn khoảng 500.000 - 600.000 đồng (khoảng 15 - 18 triệu đồng/tháng). Đấy là những ngày suôn sẻ, có nhiều ngày thu nhập còn ít hơn. Nếu muốn tăng thu nhập, anh buộc phải chạy liên tục 12 - 14 tiếng và gần như không có ngày nghỉ.

Tương tự, anh Nam – tài xế Uber - nói: “Tôi đang vay ngân hàng hơn 300 triệu mua xe trả góp để lái xe Uber, tính sơ mỗi tháng, tôi phải trả gần 10 triệu đồng (cả gốc và lãi) cho ngân hàng. Thời gian đầu, mỗi ngày tôi chạy khoảng 10 tiếng, ngày cao điểm thu được 1,4 triệu đồng, trừ 20% cho Uber còn 1,1 triệu, trừ tiền xăng 500.000 đồng thì còn 600.000 đồng. Nhưng, thời gian gần đây, lượng khách giảm, có ngày tôi chỉ nhận được 3, 4 chuyến, tiền thu lại chẳng được bao nhiêu. Vì đã trót vay tiền mua xe rồi nên vẫn phải “cày” cố đến cuối năm rồi tính tiếp”.

Tình hình cũng không khả quan hơn với nhiều tài xế Grab. Theo anh Phong Nguyễn - một tài xế Grab ở Hà Nội, do sự cạnh tranh quá khốc liệt giữa các hãng xe truyền thống và Uber nên thời gian gần đây, dù có chạy 16/24 giờ cũng không đạt được mức thu nhập 1,5 triệu đồng/ngày như cũ.

Anh Phong tâm sự: "Sau khi khấu trừ hết chi phí, tôi chỉ còn lại khoảng 200.000 - 300.000 đồng/ngày. Mức thu nhập này chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt, việc trả nợ mua xe là không thể. Thời gian gần đây, nhiều hãng taxi truyền thống cũng có ứng dụng gọi xe qua mạng nên chúng tôi càng có nhiều đối thủ phải cạnh tranh, càng khó kiếm khách hơn”.

Tính cách bỏ nghề, rao bán xe

Có thể nói, câu chuyện của anh Quang, anh Nam, anh Phong đang rất phổ biến với nhiều tài xế xe công nghệ. Tâm sự với Kiến Thức, anh Tuấn (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho hay, anh đã vay ngân hàng hơn 300 triệu đồng, cộng với 200 triệu có sẵn để mua xe, mỗi tháng trả gốc và lãi ngân hàng hơn 20 triệu đồng.

Ban đầu thu nhập gần 15 triệu đồng/tháng, nhưng gần đây, lượng tài xế mô hình này tăng chóng mặt, cộng việc phải chịu thêm khoản thuế mới nên thu nhập của anh giảm mạnh. “Nếu khách đặt cự ly ngắn mà gặp tắc đường “kinh niên” trong dịp sát Tết này, tôi có thể lỗ”, anh Tuấn nói.

Trong khi đó, anh Tuấn Anh - chủ một doanh nghiệp vận tải - đang “méo mặt” rao khoán xe. Anh Tuấn Anh kể, hơn 1 năm trước, nhận thấy đầu tư Grab và Uber sinh lời cao, anh đã bán 2 một mảnh đất, vay ngân hàng thêm 2 tỷ đồng để đầu tư 8 chiếc xe chạy Uber, Grab. Doanh thu mỗi tháng được 30 - 40 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên chỉ được vài tháng, anh Tuấn Anh đã phải “vỡ mộng làm giàu” với mô hình kinh doanh này do lượng khách thưa dần, doanh thu sụt giảm hơn 40%, nhiều tài xế bỏ việc. 8 chiếc xe của anh phải nằm ngoài bãi vì khó kiếm tài xế. Trước thực trạng đó, anh Tuấn Anh buộc phải chuyển hướng bán xe hoặc đầu quân cho các hãng taxi truyền thống.

Không chỉ tài xế ô tô mà ngay cả những lái xe của dịch vụ GraBike, UberBike cũng đang khá bế tắc. Đỗ Hoàng (Cầu Giấy, Hà Nội) – tài xế GrabBike kể, ngày đầu khi chính sách tốt, thu nhập của anh Hoàng khá cao. Anh cho biết nếu chạy chăm chỉ, có thể kiếm 500.000 - 600.000 đồng/ngày(chưa trừ các khoản chiết khấu, xăng). Số tiền kiếm được anh có thể trang trải cùng vợ ở Hà Nội và gửi về quê nuôi con.

Tuy nhiên, khi ngày càng phụ thuộc vào Grab thì mối quan hệ của các tài xế xe ôm công nghệ như anh với hãng lại không còn "êm đẹp". Hãng giảm hỗ trợ, tăng chiết khấu...khiến anh vô cùng quan ngại.

Đồng quan điểm với anh Hoàng, anh Nguyễn Sơn (sinh viên Đại học xây dựng) - chạy GrabBike cho hay, bình thường một ngày anh chạy hết cường độ được hơn 400.000 đồng. Nhưng sau khi trừ chiết khấu, xăng xe, trà nước, anh chỉ còn hơn 100.000 đồng. Nếu trước đây, khi chạy giờ cao điểm, các chuyến xe dưới 35.000 đồng sẽ được hãng bù đủ số tiền đó, lái xe chạy cao điểm được thưởng thêm, thì thời gian qua, mức hỗ trợ này hạ xuống còn 25.000 đồng và không có thưởng.

“Vì thế, nếu không chạy ngoài mà chỉ trông chờ vào các chuyến xe của hãng, có chạy cả ngày cũng không đủ sống. Việc hỗ trợ theo lộ trình của hãng đối với lái xe hiện nay đã bị dừng, nên chúng tôi phải nhận thêm cuốc để bù đắp chi phí”, anh Nguyễn Sơn nói.

Ngoài ra, trên một số diễn đàn của nhóm, hội các đối tác, lái xe Uber, Grab, không ít các thành viên đã đăng đàn kêu gọi, nhắc nhở các tài xế “đừng đâm đầu vào”, kẻo “chết không kịp ngáp”.

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.