Nhiều ông lớn yêu cầu Mỹ chấm dứt việc áp thuế chống bán phá giá với tôm Thái Lan
Tập đoàn Thai Uni và CP Thái Lan là hai trong số 18 nhà cung cấp tôm của nước này vừa yêu cầu Mỹ chấm dứt áp thuế chống bán phá giá (CBPG) với tôm nhập khẩu từ Thái Lan, một trong bốn nước châu Á đang bị Mỹ rà soát áp thuế chống bán phá giá trong vòng 5 năm qua, để bảo vệ sản xuất trong nước, theo Undercurrentnews.
Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) đang tiến hành rà soát định kỳ 5 năm một lần về việc áp thuế CBPG đối với Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam.
Ngày 11/7, trong bức thứ gửi bà Lisa Barton, thư ký ITC, phía 18 doanh nghiệp Thái Lan cho rằng những người đề xuất tiếp tục áp thuế CBPG với tôm Thái Lan đã nhầm lẫn một số nhà xuất khẩu của nước này, trong khi họ không cung cấp tôm cho Mỹ.
Phía doanh nghiệp Thái Lan thông tin thêm việc Bộ Thương mại Mỹ áp thuế chống bán phá giá với một số nhà sản xuất/xuất khẩu lớn của Thái Lan đã làm giảm tổng lượng xuất khẩu từ Thái Lan sang Mỹ. Trong đó, xuất khẩu tôm đông lạnh từ Thái Lan sang Mỹ đã giảm mạnh trong thời gian qua thập kỷ.
Hiện, biên độ thuế chống bán phá giá của Thái Lan đang ở mức thấp nhất trong số các các quốc gia bị Mỹ áp thuế CBPG với tôm nhập khẩu. Động thái rà soát sản xuất ở Thái Lan nhằm ngăn chặn ngành tôm nước này tăng trưởng nóng và xuất khẩu sang Mỹ.
Luật sư phía 18 doanh nghiệp cho rằng cần xem xét lại một cách toàn diện bởi bối cảnh của nền công nghiệp của Thái Lan đã thay đổi nhiều kể từ khi quyết định có hiệu lực. ITC đã nhất trí bỏ phiếu vào đầu tháng này rằng các nội dung ngành tôm trong nước đề xuất.
Hiện, ITC cũng cho biết đã nhận được bản trả lời từ Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ; 16 doanh nghiệp Thái Lan và 8 nhà sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam. Tuy nhiên, ITC không nhận được bản trả lời của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Trong đó, ITC đã nhận được phản hồi của các doanh nghiệp Thái Lan, trong đó có CP Foods; Good Luck Product; IT Foods; KF Food; Kingfisher Holdings; Kitchens of the Ocean (Thailand); and Kongphop Frozen Foods; and Thai Union...
Liên minh tôm miền Nam (SSA) nằm trong số các nhóm doanh nghiệp ở Mỹ đề nghị chính quyền liên bang giữa nguyên thuế bán phá giá với các nước trên bởi tôm nhập khẩu đã tràn ngập thị trường, đe dọa đến sản xuất trong nước.
Hiện, giá tôm đang ở mức thấp do tình trạng dư cung do các nhà nhập khẩu mua quá nhiều. Bên cạnh đó, giá nhiên liệu diesel đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, đẩy chi phí thu hoạch tôm lên cao trong khi nhu cầu tiêu dùng lại có dấu hiệu đi xuống.
"Giá tôm sẽ giảm sâu hơn nữa trong trường hợp các đơn đặt hàng bị hủy bỏ, các doanh nghiệp, nhà xuất khẩu ở những quốc gia nêu trên được xuất khẩu vào Mỹ mà không bị áp thuế CBPG. Điều này có nghĩa ngành tôm trong nước sẽ chịu thiệt hại nặng nề," đại diện SSA nói.
Theo số liệu của Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Mỹ, trong top 20 nhà cung cấp tôm cho Mỹ, Ấn Độ tiếp tục duy trì ở vị trí dẫn đầu.
Nửa đầu năm 2022, nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Ấn Độ đạt 152 nghin tấn, tương đương 1,4 tỷ USD, tăng 6% về lượng và tăng 18% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Việt Nam đạt 37 nghìn tấn, tương đương 425 triệu USD, tăng 16% về lượng và tăng 31% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Hiện, Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn thứ 4 cho Mỹ.
Nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Thái Lan đạt gần 20 nghìn tấn, tương đương 230 triệu USD, tăng 6% về lượng và tăng 18% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Hiện, Thái Lan là nhà cung cấp tôm lớn thứ 5 cho Mỹ.
Nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Trung Quốc đạt hơ 3 nghìn tấn, tương đương 18 triệu USD, giảm 16% về lượng và tăng 7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Hiện, Trung Quốc đang là nhà cung cấp tôm lớn thứ 8 cho Mỹ.
Đây là 4 quốc gia đang bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá với tôm xuất khẩu sang Mỹ từ năm 2005.
Toàn bộ thông tin vụ việc dự kiến được công bố vào đầu năm 2023, nhưng mới đây Bộ Thương mại Mỹ cho biết sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc tiếp tục hay gia hạn áp thuế chống bán phá giá tôm của các nước vào cuối tháng này, dựa trên cơ sở các dữ liệu có sẵn.