|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nhiều dự án công đội vốn nghìn tỷ: Ai chịu trách nhiệm?

13:12 | 26/05/2018
Chia sẻ
Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, với dự án đầu tư công, Bộ trưởng và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố là người quyết định đầu tư. Do vậy, quá trình thực hiện nếu có điều chỉnh không đúng thì trách nhiệm đầu tiên thuộc CĐT, cơ quan thẩm định và người phê duyệt điều chỉnh...

Tại cuộc họp báo chuyên đề về tăng cường kỷ luật, kỷ cương Ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính tổ chức ngày 25/5, vấn đề liên quan đến việc các dự án đầu tư công bị đội vốn “khủng” đã gây nóng cuộc họp.

Theo Bộ Tài chính, trong thời gian gần đây có không ít dự án đầu tư công đội vốn nghìn tỷ. Điển hình như dự án nạo vét xây kè sông Sào Khê ở Ninh Bình được điều chỉnh tăng 36 lần, từ 72 tỷ lên 2.595 tỷ đồng. Dự án cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) ban đầu chỉ có mức đầu tư 1.850 tỷ đồng nhưng sau một thời gian thì đội vốn thêm hơn 2.500 tỷ đồng, lên 4.400 tỷ đồng thế nhưng dự án vẫn thi công ì ạch và liên tiếp xin gia hạn.

nhieu du an cong doi von nghin ty ai chiu trach nhiem
Dự án nạo vét xây kè sông Sào Khê ở Ninh Bình đội vốn 36 lần, từ 72 tỷ lên 2.595 tỷ đồng, xây 17 năm chưa xong. Ảnh: Dân Trí.

Việc đội vốn khủng đã khiến cho ngân sách nhà nước vốn eo hẹp càng chịu áp lực lớn hơn trong bối cảnh các nguồn vốn đi vay nợ nước ngoài cũng dần phải tiến tới cơ chế trả lãi theo thị trường.

Trả lời câu hỏi về nguyên nhân và ai chịu trách nhiệm về việc các dự án đầu tư bị "đội vốn" nhiều lần so với mức đầu tư được phê duyệt ban đầu, ông Lê Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính, cho biết, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng đã quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp trong lập, thẩm định và quyết định đầu tư dự án; đồng thời cũng đã quy định rõ điều kiện được điều chỉnh dự án.

Theo đó, đối với dự án đầu tư công, Bộ trưởng và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố là người quyết định đầu tư. Do vậy, quá trình thực hiện nếu có điều chỉnh không đúng thì trách nhiệm đầu tiên thuộc chủ đầu tư, cơ quan thẩm định và người phê duyệt điều chỉnh; các cá nhân, tổ chức nào sai phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ông Lê Tuấn Anh cũng nêu các giải pháp để hạn chế việc dự án đầu tư công đội vốn.

Giải pháp đầu tiên là tính kiên quyết trong khâu chỉ đạo, một khi người đứng đầu các cấp thể hiện tính quyết liệt, sẽ hạn chế được tình trạng như vừa qua. Đặc biệt bắt đầu từ năm 2017, với tinh thần chỉ thị 1792 và sau này cụ thể hóa trong Luật đầu tư công, số lượng mức độ đã hạn chế nhiều. Do đầu tư là quá trình không thể năm trước năm sau giải quyết được, nhưng theo đánh giá xu thế này đã giảm đi rất nhiều.

Bên cạnh đó, cần phải tăng cường phản biện độc lập trong lựa chọn quyết định đầu tư. Giám sát, kiểm tra nghiêm túc, chế tài xử lý mạnh và ngay các dự án đội vốn.

Theo số liệu Bộ Tài chính vừa công bố, 4 tháng đầu năm, thu ngân sách ước đạt 446,4 nghìn tỷ đồng, tổng chi khoảng 410 nghìn tỷ đồng, trong đó, chi thường xuyên chiếm tới 73,5% tổng chi. Trong khi đó, theo dự toán chi NSNN năm 2018, cơ cấu chi đầu tư phát triển chiếm 26,2%, chi trả nợ lãi chiếm 7,39%, chi thường xuyên chiếm 61,76%.

Ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính cho hay, tình trạng thất thoát, lãng phí trong chi tiêu ngân sách vẫn còn là vấn đề xã hội bức xúc.

Cũng tại buổi họp báo, liên quan tới vấn đề quản lý trụ sở công, ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục quản lý Công sản, Bộ tài chính, cho biết, việc quản lý trụ sở công đến nay đã đạt được những kết quả quan trọng như nắm được tổng thể trụ sở làm việc, tổng số nhà, đất đã được phê duyệt phương án là 128.256 cơ sở nhà, đất với diện tích đất là 1.989.813.742 m2, diện tích nhà là 118.202.686 m2. Trong đó, giữ lại tiếp tục sử dụng là 117.579 cơ sở, chuyển giao chính sách nhà ở, đất ở là 621 cơ sở, điều chuyển 2.785 cơ sở, bán 3.036 cơ sở, thu hồi 641 cơ sở, chuyển mục đích sử dụng đất 402 cơ sở, di dời 80 cơ sở và phương án khác là 3.155 cơ sở nhà, đất.

Đồng thời, tạo quỹ đất để xây dựng các công trình công cộng; đầu tư, phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại, khách sạn, dịch vụ... góp phần chỉnh trang đô thị, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Cùng đó, khai thác được nguồn lực tài chính từ đất đai cho đầu tư hiện đại hóa công sở tại các cơ quan, đơn vị, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Theo ông Thắng, bên cạnh kết quả đạt được, thực tế triển khai vẫn còn một số tồn tại như các cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhà đất dôi dư so với tiêu chuẩn, định mức; sử dụng lãng phí, bỏ trống, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định. Việc khắc phục tình trạng sử dụng trụ sở làm việc, nhà, đất sai quy định diễn ra còn chậm, kéo dài, thiếu chế tài xử lý từ khâu chính sách đến tổ chức thực hiện; một số Bộ, ngành không thực hiện bàn giao lại trụ sở cũ khi xây dựng trụ sở mới.

nhieu du an cong doi von nghin ty ai chiu trach nhiem Dự án BT của Bitexco tại Hà Nội đội vốn không căn cứ gần 37 tỷ đồng

Dự án đầu tư đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An tại huyện Thanh Trì, Hà Nội của Bitexco ...

nhieu du an cong doi von nghin ty ai chiu trach nhiem Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái: Nguy cơ đội vốn 2.160 tỷ đồng

Bộ KH-ĐT vừa đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh rà soát lại cách tính suất vốn đầu tư, phương án thiết kế, quy mô đầu ...

nhieu du an cong doi von nghin ty ai chiu trach nhiem Vì sao hai tuyến metro của TP HCM đội vốn 44.000 tỷ?

TP HCM vừa báo cáo gửi Chính phủ về những vướng mắc khiến tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên và Bến Thành - Tham ...

nhieu du an cong doi von nghin ty ai chiu trach nhiem Đã thanh tra 11 địa phương về đầu tư công, xử lý về kinh tế hơn 1.500 tỷ

Để chấn chỉnh, hạn chế sai sót trong triển khai và chấp hành quy định về đầu tư công, trong 8 tháng đầu năm 2017 ...

Khánh Hà