Bộ Công Thương yêu cầu ngừng tạm nhập, tái xuất gỗ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia nhằm hạn chế tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán gỗ bất hợp pháp qua biên giới.
Năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 6,3 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ quy tròn, tương đương hơn 2 tỷ USD, trong đó nguồn cung đến từ các thị trường rủi ro chiếm 40%, chủ yếu từ các nước châu Phi, Lào và Papua New Guinea.
Bộ Công Thương cho biết mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng với hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc là 21,4% đối với sản phẩm ghế và 35,2% đối với sản phẩm bàn.
Các chuyên gia cho rằng Nga chưa phải phải là thị trường quan trọng của ngành gỗ Việt Nam ở cả đầu vào và đầu ra. Song, việc thiếu hụt nguyên liệu từ Nga sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt về gỗ nguyên liệu và đẩy giá lên cao.
Xuất khẩu lâm sản năm 2021 đạt 16 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2020. Song, ngành gỗ có thể đối mặt với việc thiếu nguyên liệu gỗ nhập khẩu cho đến quý I/2022.
Kể từ cuối năm 2020, cước vận tải tăng 4-5 lần đội giá gỗ nhập khẩu tăng cao. Các doanh nghiệp ngành gỗ dự kiến tăng giá bán sản phẩm 10 - 15% để bảo vệ lợi nhuận.
Năm 2019, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 873.760 m3 gỗ tròn từ châu Phi, giảm 9% về lượng và giảm 19% về giá trị trong khi đó khối lượng nhập khẩu gỗ xẻ lại tăng đến 50%, đạt kim ngạch 193,5 triệu USD, tăng 32% về giá trị.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản vừa đưa ra phản ứng rất mạnh về nội dung báo cáo của EIA- một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Anh là không đúng, mang tính quy chụp cho sản phẩm gỗ Việt Nam.
Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vietfores), với sản lượng nhập khẩu (NK) liên tục tăng, châu Phi đang trở thành nguồn cung gỗ nguyên liệu quan trọng cho Việt Nam. Tuy nhiên, việc NK gỗ từ thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về pháp lý.
Hiệp hội gỗ và lâm sản (Vietfores) cho hay, Châu Phi đang trở thành nguồn cung gỗ nguyên liệu quan trọng cho Việt Nam với lượng gỗ nhập về tiếp tục tăng. Đáng chú ý, lượng gỗ tròn nhập về hàng năm lên đến 800.000 m3, chiếm gần 20% tổng lượng gỗ nhập khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 14% trong 10 tháng đầu năm nay, nhờ nhu cầu nhập khẩu mặt hàng đồ gỗ nội thất tại thị trường này tăng mạnh.
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.