|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhận định thị trường chứng khoán 6/3: Thử thách vùng kháng cự 1.000-1.008 điểm

20:19 | 05/03/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán 6/3 được dự đoán tiếp tục phân hóa và giằng co trước ngưỡng kháng cự 1.000 điểm.

VN-Index có lần thất bại thứ hai trước ngưỡng 1.000 điểm trong vòng hơn một tuần trở lại đây. Điều này xác nhận cho việc vùng kháng cự 1.000-1.005 điểm (trendline nối vùng đỉnh tháng 6 và tháng 10/2018) là rất mạnh đối với thị trường chung. Lực cung từ đây đã khiến thị trường điều chỉnh ngay sau đó. 

Điểm tích cực trong phiên 5/3 là việc khối ngoại quay trở lại mua ròng khoảng 140 tỷ đồng trên hai sàn với 46,4 tỷ đồng mua ròng chứng chỉ quỹ E1VFVN30. Mặt khác, trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai VN30 giảm mạnh hơn chỉ số cơ sở VN30, qua đó nới rộng mức độ chênh lệch lên -6 đến -9 điểm, thể hiện sự thận trọng của nhà đầu tư đang trở lại. Hiện các chỉ số đang đi vào vùng giằng co và khó có thể kỳ vọng về một đợt tăng hay giảm mạnh của thị trường chung

Nhận định thị trường chứng khoán 6/3: Thử thách vùng kháng cự 1.000-1.008 điểm - Ảnh 1.

Nguồn: SHS

Rung lắc, giằng co gần ngưỡng 1.000 điểm

Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội - SHS

Dự báo, trong phiên giao dịch tiếp theo 6/3, VN-Index có thể sẽ tiếp tục rung lắc và giằng co với ngưỡng kháng cự và hỗ trợ gần nhất lần lượt tại 1.000 điểm và 980 điểm. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên canh bán khi thị trường tiến gần kháng cự và có thể canh mua lại khi thị trường điều chỉnh về gần hỗ trợ.

Thử thách vùng kháng cự 1.000-1.008 điểm

Chứng khoán Bảo Việt - BVSC

Trong phiên kế tiếp, thị trường dự báo sẽ tăng điểm trở lại và tiến đến thử thách vùng kháng cự 1000-1008 điểm. Đây vẫn được xem là một vùng kháng cự tâm lý mạnh đối với Vn-Index ở thời điểm hiện tại. Do vậy, thị trường có thể sẽ tiến vào vùng cản này với độ dốc thoải, kèm theo đó là sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu. 

Khối ngoại đã trở lại xu hướng mua ròng và nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì hoạt động này trong những phiên còn lại của tuần. Điều này sẽ hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Nhóm cổ phiếu ngân hàng dự kiến sẽ có diễn biến tăng điểm trong tuần này, trong khi dòng tiền sẽ tiếp tục có sự dịch chuyển vào nhóm cổ phiếu midcap, penny và các cổ phiếu mệnh giá thấp để tìm kiếm lợi nhuận. 

Xu hướng của thị trường vẫn được duy trì với mức tăng ngắn hạn. Tuy nhiên, với sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu như dự kiến, nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi ở các mức giá cao trong phiên. Các hoạt động mua chỉ nên thực hiện trong các phiên thị trường điều chỉnh hoặc có thể áp dụng chiến lược mua đón đầu ở nhóm cổ phiếu chưa tăng nhiều. Tỷ trọng tổng danh mục giai đoạn hiện tại nên được khống chế ở mức tối đa 50-60% cổ phiếu.

Dao động nhẹ quanh 1.000 điểm

Chứng khoán Rồng Việt - VDSC

Mặc dù xu hướng tăng của hai chỉ số vẫn đang được duy trì, nhưng VN-Index lại đối diện với áp lực chốt lời mạnh quanh 1.000 điểm, nên có khả năng thị trường khó bật tăng mạnh trong ngắn hạn, có thể chỉ dao động nhẹ và tiệm cận quanh 1.000 điểm. Ngoài ra, sự phân hóa giữa các cổ phiếu vẫn đang tiếp diễn. Do dó, nhà đầu tư nên tiếp tục chốt lời và giảm tỷ trọng danh mục tại các cổ phiếu đã tăng cao nhưng vẫn có thể xem xét lướt nhanh tại những cổ phiếu có mô hình kỹ thuật tốt.

Dòng tiền quan tâm tới nhóm cổ phiếu Smallcap

Giai đoạn từ ngày 1/2 tới ngày 25/2, VN-Index có diễn biến tăng trưởng tương đối mạnh, 9,44%. Tuy nhiên, giai đoạn này thị trường có sự phân hóa, với mức tăng điểm mạnh của các cổ phiếu vốn hóa lớn. Các mã vốn hóa lớn trong rổ VN30 tăng điểm mạnh, mang tính chất trụ kéo chính cho chỉ số VN-Index.

Tuy nhiên, sau khi thị trường điều chỉnh xuống 965,47 điểm ngày 28/2, những phiên giao dịch gần đây cho thấy dòng tiền đã có sự lan tỏa mạnh hơn, nhà đầu tư quan tâm nhiều đến các cổ phiếu thuộc dòng Smallcap và Midcap.

Xét riêng giá trị giao dịch của các mã trong rổ chỉ số VNSMALLCAP, BVSC nhận thấy giá trị giao dịch của VNSMALLCAP tăng từ khoảng 300-350 tỉ/phiên lên tới 350-400 tỉ/phiên. Tỉ trọng giao dịch của nhóm cổ phiếu này cũng tăng 5,5% lên hơn 6% trên tổng giá trị giao dịch khớp lệnh toàn thị trường. 

Một số cổ phiếu có mức tăng mạnh từ ngày 28/2 tới ngày 5/3 có thể kể đến là DCL (tăng 21,77%), TSC (21,71%), SMA (tăng 18,15%), HTL (tăng 15,95%)… Dù vậy, giao dịch của những cổ phiếu này chưa có "độ sâu" nên nhà đầu tư cũng cần có sự lựa chọn và cẩn trọng khi mua vào các cổ phiếu thuộc nhóm này.

Thị trường chứng khoán 5/3: VHM giảm mạnh, VN-Index thất bại lần hai trước ngưỡng 1.000 điểm kể từ đầu nămThị trường chứng khoán 5/3: VHM giảm mạnh, VN-Index thất bại lần hai trước ngưỡng 1.000 điểm kể từ đầu năm Chứng khoán BSC đưa ra kịch bản VN-Index có thể quay lại mốc 900 điểm trong tháng 3Chứng khoán BSC đưa ra kịch bản VN-Index có thể quay lại mốc 900 điểm trong tháng 3 Giao dịch khối ngoại 5/3: Mua ròng 153 tỉ đồng, tập trung vào HPG, VREGiao dịch khối ngoại 5/3: Mua ròng 153 tỉ đồng, tập trung vào HPG, VRE



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nhật Huyền

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.