|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 5/3: VHM giảm mạnh, VN-Index thất bại lần hai trước ngưỡng 1.000 điểm kể từ đầu năm

15:03 | 05/03/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán 5/3, đà tăng hạ nhiệt trong phiên chiều, đồng thời VHM giảm mạnh khiến VN-Index tiếp tục giằng co dưới mốc 995 điểm.

Kết phiên, VN-Index giảm 1,54 điểm (0,15%) xuống 992,45 điểm; HNX-Index giảm 0,26% còn 108,24 điểm; UPCoM-Index giảm 0,1% xuống 55,98 điểm.

Thị trường chứng khoán 5/3: VHM giảm mạnh, VN-Index thất bại lần hai trước ngưỡng 1.000 điểm kể từ đầu năm - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số phiên 5/3. Nguồn: Vietstock Finance

Áp lực bán tăng mạnh vào phiên ATC nhưng số sắc xanh vẫn chiếm xu thế áp đảo với 322  mã tăng, 294 mã giảm và 158 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 372,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 6.925 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận trên HOSE khoảng 54 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.436 tỉ đồng.

Thị trường chứng khoán 5/3: VHM giảm mạnh, VN-Index thất bại lần hai trước ngưỡng 1.000 điểm kể từ đầu năm - Ảnh 2.

Diễn biến chỉ số VN-Index trong một tháng qua. Nguồn: VNDirect

VHM giảm 2,4% khiến VN-Index tiếp tục lao dốc. Đây là lần thứ hai chỉ số tiếp tục gặp thất bại trước mốc kháng cự 1.000 điểm, tính từ đầu năm 2019. Ngược lại, một số mã vẫn giữ mức tăng trần kể như HSL, DLG, HQC, SJF. 

Nhóm dầu khí giao dịch kém tích cực hơn phiên sáng và ghi nhận số ít mã tăng gồm GAS, BSR, POW. Diễn biến tương tự tại nhóm thép, HSG và HPG vẫn chìm trong sắc đỏ, POM và TIS tăng khoảng 1%. 

Thị trường chứng khoán 5/3: VHM giảm mạnh, VN-Index thất bại lần hai trước ngưỡng 1.000 điểm kể từ đầu năm - Ảnh 3.

Chứng khoán châu Á phiên 5/3: Nguồn: CNBC

Các thị trường ở châu Á diễn biến trái chiều sau thông tin Trung Quốc tuyên bố cắt giảm mục tiêu tăng trưởng tại cuộc họp quốc hội thường niên. Chỉ số của Shanghai Composite tăng 0,88% lên 3.054,25 điểm . Shenzen Composite tăng 2,28% lên 1,635,98 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng nhẹ 0,1%. 

Trong cuộc họp mới nhất, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6-6,5%, thấp hơn mức 6,6% trong năm 2018, ghi nhận tốc độ chậm nhất kể từ năm 1990.

Tính đến 14hVN-Index tăng 1,31 điểm (0,13%) lên 995,3 điểm; HNX-Index giảm 0,15% còn 108,37 điểm; UPCoM-Index giảm 0,11% xuống 55,98 điểm

Bước sang phiên chiều, tâm lí hưng phấn hạ nhiệt và VHM giảm 2% khiến VN-Index chưa thể bứt phá mốc 1.000 điểm. Tuy nhiên, nhóm penny vẫn giữ mức tăng trần như phiên sáng với thanh khoản khá tốt. FLC hiện dẫn đầu thanh khoản thị trường với 17,8 triệu đơn vị khớp lệnh. Nhóm dầu khí, thép phân hóa hơn phiên sáng, cổ phiếu HSG và HPG giảm dưới 1%.

Thị trường chứng khoán phiên sáng 5/3, VN-Index tiến sát mốc 1.000 điểm

Thị trường chứng khoán 5/3: VHM giảm mạnh, VN-Index thất bại lần hai trước ngưỡng 1.000 điểm kể từ đầu năm - Ảnh 4.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 5,85 điểm (0,59%) lên 999,84 điểm; HNX-Index tăng 0,38% lên 108,94 điểm; UPCoM-Index tăng 0,07% lên 56,08 điểm.

Thị trường lấy lại sự tích cực với 318 mã tăng, 199 mã giảm và 157 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 225 triệu đơn vị, tương ứng 3.878 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận trên HOSE khoảng 32 triệu đơn vị, tương ứng 770,8 tỉ đồng. 

Đáng chú ý, GMD được thỏa thuận hơn 13,6 triệu cổ phiếu tại mức giá 29.150 đồng/cp, tương ứng 397,6 tỉ đồng. NVL được thỏa thuận 1,7 triệu cổ phiếu với mức giá 58.400 đồng/cp, tương ứng 104,6 tỉ đồng.

Dòng tiền đổ dồn vào cuối phiên sáng tại nhóm ngân hàng, dẫn đầu là BID (+5,1%), VCB (1,4%) có ảnh hưởng tích cực nhất đến đà tăng của VN-Index. Trong khi đó, VHM chỉ còn giảm nhẹ 0,5%. 

Ngoài ra nhóm penny cũng hút dòng tiền với FIT, TTF, PXS, TSC, VNE, HSL, DLG, VHG đều tăng kịch trần. 

Tính đến 10h45, VN-Index tăng 0,16 điểm (0,02%) lên 994,15 điểm; HNX-Index tăng 0,44% lên 108,9 điểm; UPCoM-Index giảm 0,15% xuống 55,96 điểm.

Số mã tăng giảm trên VN-Index khá cân bằng, dẫn đầu là DPM tăng 1,2%. Thị trường tiếp tục giằng co khi các mã vốn hóa lớn phân hóa mạnh. Cổ phiếu dầu khí, thép phục hồi tích cực. TNG của nhóm dệt may cũng đảo chiều tăng 2,4%. Diễn biến tương tự, ngân hàng khởi sắc hơn với BID tăng 3,1%.

Tính đến 9h50, VN-Index giảm 1,99 điểm (0,2%) còn 992 điểm; HNX-Index tăng 0,03% lên 108,55 điểm; UPCoM-Index giảm 0,13% xuống 55,98 điểm.

Chỉ số VN-Index chịu áp lực bán mạnh đầu phiên, dẫn đầu là các bluechip VHM, VNM, VCB, PLX, VJC.. Nhóm VN30 giao dịch tiêu cực với 19 mã giảm, 5 mã tăng (MSN, HDB, CTD, DPM, GAS). 

Bên cạnh đó, cổ phiếu FIT tăng trần phiên thứ hai liên tiếp, trong khi đó, HAG, HNG tăng khoảng 3%. AAA cũng tăng 2,7% lên 16.900 đồng/cp, DLG tăng kịch trần. FLC dẫn đầu thanh khoản thị trường với hơn 10,7 triệu đơn vị khớp lệnh.

Hầu hết các mã bất động sản đều ghi nhận sắc đỏ, ngoại trừ số ít như HQC phục hồi với mức tăng 2,8%. Nhóm chứng khoán, thủy sản, dệt may đồng loạt giảm điểm. Dầu khí và ngân hàng phân hóa rõ nét. Ngoài ra, cổ phiếu YEG tiếp tục giảm sàn phiên thứ hai liên tiếp sau sự cố với Youtube.

Phố Wall ngày 4/3 ban đầu đi lên nhưng sau đó quay đầu giảm, chỉ số S&P 500 mất 0,4% xuống 2.792,62 điểm dù trong phiên có lúc tăng gần 0,5%; đóng cửa ở dưới ngưỡng quan trọng 2.800 điểm. Thứ 6 tuần trước, chỉ số này đóng cửa trên 2.800 điểm lần đầu tiên kể từ ngày 8/11/2018.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 206,67 điểm xuống 25.819,65 điểm, dù trong phiên có lúc chỉ số này tăng 129,66 điểm.

Thị trường chứng khoán 4/3: Nhóm penny hút dòng tiền, VN-Index bứt phá hơn 14 điểmThị trường chứng khoán 4/3: Nhóm penny hút dòng tiền, VN-Index bứt phá hơn 14 điểm Giao dịch khối ngoại 4/3: Tiếp tục bán ròng hơn 120 tỉ đồng trong phiên bứt phá của VN-IndexGiao dịch khối ngoại 4/3: Tiếp tục bán ròng hơn 120 tỉ đồng trong phiên bứt phá của VN-Index Sau sự cố vận hành Youtube, cổ phiếu của Yeah1 lần đầu tiên chạm sàn trong hai thángSau sự cố vận hành Youtube, cổ phiếu của Yeah1 lần đầu tiên chạm sàn trong hai tháng


Nhật Huyền