|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhận định chứng khoán phái sinh phiên 29/6: Nhịp tăng sẽ chậm dần với vùng cản mạnh quanh 1.285 – 1.300 điểm

19:19 | 28/06/2022
Chia sẻ
Theo dự báo của công ty chứng khoán, VN30-Index cũng tiếp tục quá trình hồi phục và đang gặp khó khăn tại vùng 1.275 điểm. Dự kiến nhịp tăng của chỉ số sẽ bị hãm lại trong thời gian gần tới và vùng cản mạnh đang là 1.285 – 1.300 điểm.

Thị trường chứng khoán phái sinh phiên 28/6 diễn biến tích cực với sự tăng giá của các hợp đồng tương lai (HĐTL).

Cụ thể, HĐ VN30F2207 đóng cửa tăng 13,1 điểm lên 1.261 điểm. Diễn biến cùng chiều, hai hợp đồng VN30F2208 và VN30F2209 tăng lần lượt 9,9 và 12,7 điểm lên 1.255,5 điểm và 1.258,7 điểm. Tương tự, HĐ VN30F2212 đóng cửa tại 1.261,1 điểm, tương ứng tăng 12,9 điểm.

 

Thanh khoản trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên 28/6. (Nguồn: Yuanta Việt Nam)

 

 

Về thanh khoản, khối lượng giao dịch VN30F2207 đạt 258.194 hợp đồng, VN30F2207 đạt 401 hợp đồng, VN30F2209 và VN30F2212 đạt lần lượt 125 và 82 hợp đồng.

 

Theo thống kê, tổng khối lượng giao dịch đạt 259.622 hợp đồng, tương ứng giá trị theo mệnh giá 32.535 tỷ đồng.

VN30-Index tăng 16,74 điểm, tăng 1,33% và đóng cửa tại 1.273,41 điểm. Thanh khoản khớp lệnh tăng với 151,6 triệu cổ phiếu.

VN30-Index cũng tiếp tục quá trình hồi phục và đang gặp khó khăn tại vùng 1.275 điểm. Dự kiến nhịp tăng của chỉ số sẽ bị hãm lại trong thời gian gần tới và vùng cản mạnh đang là 1.285 – 1.300 điểm.

Dự báo giao dịch chứng khoán phái sinh phiên 29/6:

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

VN30F2207 tiếp tục biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và đồ thị giá đang ở sóng 3 tăng giá với 1.266 và 1.277 điểm đang là kháng cự gần cho giá. Chỉ báo động lượng RSI đang đi lên mạnh trong vùng quá mua cho thấy xung lực tăng đang khá tích cực.

Trong khi đó vùng đệm hỗ trợ gần nằm tại 1.259 - 1.261 điểm. Trên khung Daily, xu hướng ngắn hạn duy trì ở mức giảm. Nhà đầu tư mở vị thế Mua (Long) tại vùng 1.259 - 1.260 điểm, dừng lỗ 1.257 điểm và chốt lời 1.266 điểm và xa hơn 1.277 điểm.

 

 Đồ thị kỹ thuật HĐ VN30F2207. (Nguồn: Yuanta Việt Nam).

Chứng khoán KB (KBSV)

Sau nhịp rung lắc giảm điểm đầu phiên, F1 dần hồi phục và mở rộng đà tăng hưng phấn về cuối phiên. Sự lan tỏa tích cực của dòng tiền đã giúp cho F1 vượt qua vùng cản gần tại quanh 1.240. Mặc dù vậy, chỉ số sẽ sớm chịu áp lực rung lắc quanh ngưỡng cản gần 1.26x và tích cực hơn là 1.280 trong những phiên kế tiếp.

Chiến lược giao dịch trong phiên là linh hoạt trading 2 chiều, mở Mua (Long) tại các vùng hỗ trợ và mở vị thế Bán (Short) tại kháng cự. 

Chứng khoán BIDV (BSC)

Các HĐTL hầu hết tăng điểm theo nhịp vận động của chỉ số VN30. Các nhà đầu tư cân nhắc Mua (Long) các HĐTL trong phiên giao dịch tới. 

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Thảo

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.