|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài giảm mua trái phiếu chính phủ Mỹ, điều gì đang diễn ra?

07:52 | 26/10/2018
Chia sẻ
Thị trường Mỹ thời gian vừa qua đã chứng kiến các nhà đầu tư bán tháo trái phiếu chính phủ, cùng với đó là thị trường cổ phiếu sau 9 năm tăng trưởng mạnh đã bước vào giai đoạn rung lắc mạnh.
 
nha dau tu nuoc ngoai giam mua trai phieu chinh phu my dieu gi dang dien ra

Theo The Wall Street Journal, Các nhà đầu tư, giao dịch và ngân hàng trung ương ở nước ngoài đang giảm lượng mua trái phiếu chính phủ Mỹ, một bước ngoặt đầy rủi ro đối với thị trường trái phiếu trị giá 15 nghìn tỷ USD của Mỹ - trung tâm tài chính và kinh tế toàn cầu.

Lượng đầu tư từ nhà đầu tư nước ngoài vào trái phiếu chính phủ Mỹ đạt 78 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2018. Đó chỉ tương đương hơn một nửa số tiền họ đã mua trong cùng kỳ năm ngoái và chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều trong đợt phát hành trái phiếu, trong khi chính phủ Mỹ lại đang đẩy mạnh quy mô của đấu giá trái phiếu để lấp đầy ngân sách đang thậm hụt.

Khối nhà đầu tư nước ngoài hiện nắm giữ 41% số dư nợ trái phiếu chính phủ, mức thấp nhất trong vòng 15 năm qua, giảm từ mức 50% được ghi nhận vào năm 2013, theo số liệu của Kho bạc Mỹ.

Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trên đà siết chặt tín dụng, lãi suất của Mỹ vẫn ở mức thấp so với lịch sử, nguồn vốn vay vẫn dồi dào và các nhà đầu tư nước ngoài vẫn nắm phần lới trái phiếu chính phủ.

nha dau tu nuoc ngoai giam mua trai phieu chinh phu my dieu gi dang dien ra

Trung Quốc và Nhật Bản vẫn sở hữu hơn 1 nghìn tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ, và có rất ít dấu hiệu cho thấy trái phiếu chính phủ đang mất đi vị thế là sản phẩm tài chính an toàn được giao dịch rộng rãi nhất trên thế giới. Lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ được dùng để tham chiếu cho các khoản thế chấp, cho vay kinh doanh và các khoản vay khác.

Tuy nhiên, việc rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đã giúp đẩy mạnh việc bán trái phiếu, điều này làm cho lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm xuống còn 3,17% và khuấy động đà tăng trong 9 năm của cổ phiếu Mỹ, theo đó làm xáo trộn thị trường tài chính. Lãi suất tăng sẽ gây ra rủi ro cho các khoản đầu tư cổ phiếu khi chi phí vay của các công ty và các nhà đầu tư tăng, và làm giảm sức hấp dẫn của cổ phiếu trả cổ tức.

Lợi suất trái phiếu tăng điểm hôm 23/10 do lo ngại về tăng trưởng toàn cầu và triển vọng lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ giảm. Chỉ số Dow Jones giảm 0,5% và lợi suất trái phiếu 10 năm rút từ mức cao nhất năm 2018, khoảng 3,23% vào đầu tháng này xuống 3,1%.

Mark McCormick, người đứng đầu mảng ngoại hối Bắc Mỹ tại TD Securities, cho biết: "Lãi suất tăng lên phản ánh phần bù rủi ro chứ không phải sự tăng trưởng lành mạnh. Mọi người đang lo ngại về độ tin cậy của đồng USD trong vai trò tích trữ giá trị".

Một điều đáng quan ngại khác với các nhà đầu tư là thâm hụt ngân sách của Mỹ hiện ở mức cao nhất trong 6 năm sau khi chính phủ cắt giảm thuế và tăng các biện pháp kích thích tài chính khác, theo các nghị định ban hành năm 2017. Moody Investors Service dự kiến ​​thậm hụt ngân sách sẽ tăng đến 8% GDP vào năm 2028, từ dưới 4% theo mức hiện nay, và tiếp tục làm suy yếu vị trí tài chính của Mỹ.

Ngoài ra, một số ngân hàng trung ương, các quỹ đầu tư toàn cầu có thể đang trong đà rút khỏi Mỹ để có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư, trong khi những nơi khác cho rằng dự trữ USD của họ đủ để tránh rủi ro khủng hoảng kinh tế. Những yếu tố này có thể gây ảnh hưởng đến đồng USD.

Tỷ lệ dự trữ ngoại hối toàn cầu của đồng USD giảm xuống còn 62,5% trong quý II, mức thấp nhất trong 5 năm qua, theo số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Goldman Sachs ước tính ngân hàng trung ương của Nga có thể đã bán một lượng lớn các tài sản thế chấp dưới đồng USD, trị giá lên tới 85 tỷ USD. Đây là một động thái có thể đã được thúc đẩy bởi những lo ngại về những chính sách trừng phạt của Mỹ.

Một yếu tố quan trọng khiến các nhà đầu tư không mua trái phiếu chính phủ Mỹ là chi phí phòng ngừa rủi ro tiền tệ cao.

Trái phiếu 10 năm của Mỹ mang lại lãi suất cao hơn trái phiếu của Đức với mức đáo hạn tương tự, khoảng 2,7 điểm phần trăm. Đây là mức chênh lệch lớn bất thường. Tuy nhiên, các nhà đầu tư trên thị trường tiền tệ kỳ vọng đồng euro tăng điểm so với đồng USD khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bắt đầu tăng lãi suất vào năm tới, khiến đồng euro trở nên hấp dẫn hơn đối với những người muốn tìm kiếm lợi nhuận.

Ngược lại, nhiều người tin rằng giá trị của đồng USD phần lớn phản ánh kỳ vọng về chính sách tiền tệ ở Mỹ. Fed đã tăng lãi suất tám lần kể từ năm 2015 và các nhà hoạch định chính sách dự kiến sẽ tăng thêm bốn lần nữa từ nay cho tới cuối năm 2019.

Những yếu tố đó dẫn đến hệ trọng là chi phí phòng ngừa rủi ro trở nên đắt đỏ hơn; các nhà đầu tư nước ngoài phải trả 3% hàng năm để phòng hộ các biến động của đồng USD, khiến cho các giao dịch không còn mang lại lợi nhuận cao như trước.

Ông Kathleen Gaffney, giám đốc điều hành mảng trái phiếu của Eaton Vance, đưa ra quan điểm: "Khi Fed nâng lãi suất, nó sẽ kéo các dòng đầu tư đổ vào đồng USD – với nhận thức rằng khoản đầu tư tại đây sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn". Tuy nhiên, "Chi phí bảo hiểm rủi ro đang ảnh hưởng tới các dòng đầu tư đó", ông Gaffney cho biết.

Chi phí phòng ngừa rủi ro sẽ còn cao hơn nữa nếu các nhà đầu tư kỳ vọng Fed đẩy mạnh thắt chặt chính sách tiền tệ nhiều hơn dự kiến ​​hoặc nếu ECB không tăng lãi suất như kỳ vọng

Theo các nhà phân tích, nhu cầu trái phiếu chính phủ giảm cũng gây hạn chế đối với tăng trưởng của đồng USD. Điều này làm dập tắt niềm tin cho các nhà đầu tư đang tìm kiếm lợi nhuận từ đồng USD tăng giá. Mặc dù một đồng USD mạnh hơn so với mong muốn đối với người tiêu dùng Mỹ, nó sẽ gia tăng sức mua của họ. Ngoài ra, nó cũng tăng lo ngại của nhà đầu tư về tính bền vững của các khoản nợ từ các thị trường mới nổi đã vay nhiều tiền tệ như Thổ Nhĩ Kỳ.

Jeremy Lawson, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Đầu tư Tiêu chuẩn Aberdeen, quản lý 730 tỷ USD, cho biết nhóm thu nhập cố định đang đặt cược rằng giá trái phiếu sẽ giảm khi chính phủ Mỹ phát hành thêm trái phiếu trong khi Fed giảm tốc độ mua trái phiếu.

Mặc dù lãi suất cao hơn, "Hầu hết nhà đầu tư vẫn chưa thỏa mãn với mức lợi nhuận để nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ trong thời gian dài", ông Lawson nói.

Xem thêm

ST Brothers

Cập nhật kết quả quý I ngân hàng: Techcombank tạm dẫn đầu, LPBank báo lãi tăng mạnh nhất
Nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý I với lợi nhuận phân hoá rõ nét, bảng xếp hạng lợi nhuận lại tiếp tục có xáo trộn với sự vươn lên trước của Techcombank.