Nguyên nhân nào khiến nhà đầu tư cá nhân đổ xô đi đặt hàng cổ phiếu Hapro?
Nhà đầu tư cá nhân 'xâu xé' cổ phần trong phiên đấu giá Hapro | |
Motor N.A Việt Nam sắp thâu tóm 65% vốn 'vua đất vàng' Hapro |
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của TP Hà Nội thực hiện cổ phần hóa. Công ty hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu và thương mại nôi địa, Hapro sở hữu hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và cửa hàng chuyên doanh mang thương hiệu Hapromart, HaproFood và Tràng Thi cũng như những tên tuổi lâu đời như kem Thủy Tạ và gốm Chu Đậu. Những năm gần đây kết quả kinh doanh của công ty đi xuống do vấp phải sự cạnh tranh trong ngành bán lẻ cũng như tình hình xuất khẩu không được thuận lợi.
Phần lớn doanh thu của các công ty con đến từ hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích mang thương hiệu HaproMart, hệ thống thực phẩm an toàn HaproFood, hệ thống cửa hàng chuyên doanh các loại, và Kinh doanh kem và nhà hàng Thủy Tạ.
Hapro sẽ tiến hành đấu giá ngày 30/3 tới đây |
Kinh doanh xuất khẩu – triển vọng không cao
Báo cáo của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (Mã: VDS) cho biết, hoạt động kinh doanh xuất khẩu đóng góp 47% doanh thu và 27% lợi nhuận ròng (LNG) của Hapro. Hàng hóa xuất khẩu của Hapro hiện vươn tới 70 nước và khu vực trên thế giới với thị trường xuất khẩu một số các mặt hàng chủ đạo như hạt điều tới Mỹ, Hà Lan, Canada, mặt hàng gạo tới Philippine, Trung Quốc, mặt hàng tiêu và cà phê tới một số nước Trung Đông, UAE, Hàn Quốc.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Hapro |
Đây là các mặt hàng công ty mua của những nhà cung cấp hoặc mua trực tiếp từ các hợp tác xã để chế biến rồi xuất khẩu. Các cơ sở chế biến của Hapro bao gồm: nhà máy chế biến và xay xát gạo xuất khẩu tại Đồng Tháp, nhà máy kem Thủy Tạ, nhà máy nước tinh khiết Pha Lê, dây chuyền giết mổ và chế biến thực phẩm, nhà máy sản xuất các sản phẩm gốm tại Chu Đậu. Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, điều, gạo và hàng thủ công mỹ nghệ là các mặt hàng chủ lực, có doanh thu lớn và ổn định nhất.
Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Hapro có sự giảm sút so với năm 2016. Nguyên nhân đến từ mức giá xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Tổng công ty ví dụ như mặt hàng hạt tiêu – vốn có tỷ trọng lớn trong doanh thu xuất khẩu các năm trước, có mức giảm giá rất lớn trên thị trường thế giới, có thời điểm giá thế giới giảm hơn 50%.
Với đặc thù tập trung vào mảng xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm đã qua sơ chế đóng gói, biên lợi nhuận của mảng kinh doanh này là rất thấp. Mảng xuất khẩu của Hapro chỉ có biên LNG 4,3% và biên lợi nhuận ròng (LNR) 0,16%. Theo định hướng của công ty, tới năm 2020 doanh thu xuất khẩu đạt 3.980 tỷ (CAGR 17%), biên LNG 8,6% và biên LNR 0,64%.
Theo định hướng này, doanh thu xuất khẩu sẽ chiếm 80% tổng doanh thu công ty. Theo số liệu 6 tháng đầu năm 2017, thị phần xuất khẩu hạt điều của công ty đạt 2,2% trong khi xuất khẩu gạo chỉ đạt 0,5%.
Kinh doanh kem và nhà hàng Thủy Tạ - khó có sự đột phá
Kem Thủy Tạ được thành lập năm 1945, là một trong những thương hiệu kem đầu tiên tại Việt Nam. Hiện thị phần trong nước của Kem Thủy Tạ là 10%, các đối thủ chính trong ngành là Kido (40%), kem nhập Wall’s (10%) và Vinamilk (9%). Kem Thủy Tạ chủ yếu hoạt động tại Hà Nội.
Tổng doanh thu tất cả các mảng kinh doanh năm 2016 đạt 110 tỷ, biên LNG 45%, biên LNR 7,7%. Tuy đóng góp ít doanh thu hơn nhưng các nhà hàng của Thủy Tạ có BLN gộp đạt 64%, cao hơn mức biên LNG 37% của mảng kinh doanh kem.
Cơ cấu doanh thu lợi nhuận của Thủy Tạ |
Tính tổng cộng, biên lợi nhuận gộp của CTCP Thủy Tạ luôn duy trì ở mức cao từ 38% - 48%. Tuy nhiên, chi phí bán hàng lớn (lên đến 32%-35% doanh thu) khiến cho biên LNST của Thủy Tạ chỉ vào khoảng hơn 7%. Chi phí bán hàng chủ yếu đến từ thuê mặt bằng kinh doanh của Thủy Tạ, vốn nằm ở những vị trí đắc địa tại Hà Nội nên có mức giá thuê rất cao. Trong giai đoạn 2012-2017, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhìn chung chỉ đi ngang, không có xu hướng bứt phá đáng kể nào, riêng lợi nhuận sau thuế các năm gần đây còn giảm so với 4-5 năm trước.
Thương mại nội địa – chờ một cú hích từ cổ đông mới
Tính đến tháng 10/2015, Hapro đã phát triển được hai trung tâm thương mại, 40 siêu thị tiện ích Hapromart; 44 cửa hàng thực phẩm Haprofood, và khoảng 100 cửa hàng chuyên kinh doanh kim khí điện máy, quần áo thời trang.
Tuy nhiên kết quả kinh doanh của các cửa hàng này đã sụt giảm rõ rệt trong những năm qua, đối nghịch hoàn toàn với bức tranh tăng trưởng vũ bão của thị trường bán lẻ trong cùng khoảng thời gian.
Là hệ thống các cửa hàng kinh doanh điện máy, kim khí, vật liệu xây dựng, đồ nội thất. Doanh thu năm 2016 đạt 584 tỷ cùng với biên LNG 10% và biên LNR 0,9%. Đây là 1 con số khiêm tốn so với các đối thủ lớn trong ngành như Trần Anh (doanh thu 4.100 tỷ, biên LNG 14%) và Điện Máy Xanh (doanh thu 30.000 tỷ, biên LNG 17%).
Nguyên nhân chính là do thị phần nhỏ nên công ty không có lợi thế đàm phán giá đầu vào, cũng như danh mục hàng hóa còn ít đa dạng, chưa thực sự cạnh tranh. Năm 2017 doanh thu chuỗi cửa hàng đi xuống rõ rệt do sự sụt giảm của mảng điện máy, vốn chiếm tới 75% doanh thu của Tràng Thi năm 2016. Với việc Điện Máy Xanh vừa hoàn tất thâu tóm Trần Anh và ngày càng mở rộng ra thị trường miền Bắc, Rồng Việt đánh giá thị phần của Tràng Thi sẽ ngày càng thu hẹp.
Chuỗi thương mại nội địa của Hapro đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh từ các đối thủ khác |
Đối với hệ thống siêu thị Hapromart và cửa hàng thực phẩm tươi sống HaproFood, hệ thống các siêu thị quy mô 1.000-2.000m2 (Hapromart) và cửa hàng tiện ích có diện tích trung bình 180m2/cửa hàng (HaproFood) với biên LNG từ 10-12%. Kết quả kinh doanh những năm gần đây không mấy khả quan khi Hapromart và HaproFood vấp phải sự cạnh tranh ngày càng tăng lên từ những chuỗi bán lẻ nội địa và nước ngoài.
Chứng khoán Rồng Việt cho rằng mô hình cửa hàng tiện ích bán lẻ vẫn đang còn nhiều tiềm năng tại Việt Nam. Theo dự báo của Bộ Công Thương, giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ Việt Nam đạt gần 12%/năm. Đến năm 2020, quy mô thị trường khoảng 179 tỷ USD, trong đó bán lẻ hiện đại chiếm trên 45%, thay vì 25% như hiện nay.
Rồng Việt kỳ vọng hậu cổ phần hóa, cổ đông chiến lược của Hapro là Vinamco sẽ có những thay đổi toàn diện giúp công ty tận dụng được tiềm năng này. Trong trường hợp một số mảng kinh doanh không có sự cải thiện (chẳng hạn như mảng cửa hàng chuyên doanh điện máy), Rồng Việt cho rằng Hapro có thể chuyển dịch sang các lĩnh vực kinh doanh khác để tận dụng được tối đa lợi thế vị trí của các cửa hàng này, vốn được đặt tại nhiều vị trí đắc địa tại Hà Nội.
Cổ đông chiến lược Vinamco sẽ là "xúc tác" phát triển quỹ đất vàng của Hapro
Hapro đang sở hữu quỹ đất bất động sản lớn tại các vị trí đắc địa trên khu vực Hà Nội. Tuy nhiên, đa phần các mảnh đất đều có diện tích nhỏ, phù hợp để phát triển các dự án thương mại như trung tâm thương mại hay khách sạn.
Rồng Việt đánh giá, với lợi thế tại các vị trí đắc địa, các dự án trên sẽ đạt hiệu quả cao, mang lại dòng tiền ổn định cho chủ đầu tư. Về mặt pháp lý, đa phần các mảnh đất đều là đất đi thuê từ Nhà nước, trả tiền hàng năm. Ngoài ra, đối với một số dự án, Hapro cũng chọn hình thức hợp tác với một đối tác khác cùng phát triển trong quá khứ, nhằm giảm áp lực về tổng vốn đầu tư, cũng như tạo ra dòng tiền tức thời từ các hợp đồng góp vốn.
Tuy nhiên Rồng Việt cho rằng, tiềm năng phát triển vượt bậc trong tương lai sẽ không nhiều, do Hapro chỉ được khai thác một phần tại các dự án này và đã nhận nguồn tiền chi trả cho “quyền phát triển dự án” trong quá khứ, ví dụ đối với dự án TTTM Lê Duẩn.
Các dự án BĐS đang triển khai của Hapro |
Với lợi thế về quỹ đất, nhưng do không có nguồn lực dồi dào cộng thêm các yếu tố khách quan như thị trường, lãi suất, trong quá khứ khiến cho các dự án của Hapro triển khai chậm.
Việc công ty Vinamco, công ty con của tập đoàn BRG, dự kiến mua 65% cổ phần chiến lược từ Hapro sẽ là yếu tố xúc tác cho việc phát triển quỹ đất “vàng” của công ty.
Hiện nay, tập đoàn BRG đang phát triển các dự án thương mại như khách sạn 5 sao Hilton Hanoi Opera, Hilton Garden Inn, Diamond West Lake Suite, hay hệ thống siêu thị Intimex.
Đặc biệt, đầu năm 2017, BRG đang trong quá trình triển khai xây dựng khách sạn 6 sao với thương hiệu Four Seasons ngay bên bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Với nguồn lực dồi dào cùng kinh nghiệm triển khai các dự án thương mại, BRG được kì vọng sẽ giúp các dự án trở nên có giá trị trong tương lai.