|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Nguyên nhân dẫn đến thuyết âm mưu trạm phát sóng 5G là điểm phát tán COVID-19

08:55 | 09/04/2020
Chia sẻ
Mặc dù chưa có kết luận chính thức về thuyết âm mưu trạm phát sóng 5G là điểm lây lan nCoV và các trạm phát sóng ở Anh bị đốt, nhưng chính phủ Anh đã bắt đầu thực thi biện pháp cứng rắn với thuyết âm mưu này.

Một vài trạm phát sóng 5G tại Anh có dấu hiệu bị đốt cháy và trên các phương tiện truyền thông, nhiều bài viết gắn sự việc này với thuyết âm mưu cho rằng trạm phát sóng 5G là nguyên nhân dẫn đến sự lây lan nhanh từ COVID-19.

Tuy nhiên, đầu đuôi câu chuyện về thuyết âm mưu này lại tương đối bất ngờ.

Cuối tuần trước, mạng xã hội lưu hành một đoạn video ghi lại cảnh một cột phát sóng bị đốt cháy ở Birmingham, Anh. Các cơ quan chức năng cho biết họ đang đánh giá lại nguyên nhân của vụ việc. Chính công ty xây dựng cơ sở hạ tầng 5G cũng chưa thể khẳng định đây là một vụ phóng hỏa có chủ ý mà chỉ dùng từ "giống như phóng hỏa" để ghi vào hồ sơ.

Đâu là nguyên nhân dẫn đến thuyết âm mưu  trạm phát sóng 5G là điểm phát tán COVID-19? - Ảnh 1.

Cột phát sóng bị đốt ở Birmingham không phải là cột phát sóng 5G. Ảnh: ABN TV.

Trong trường hợp đây là một vụ phóng hỏa, hồ sơ sẽ được chuyển đến cơ quan điều tra để tìm ra thủ phạm. Ngoài ra, cột phát sóng bị đốt ở Birmingham không phải là cột phát sóng 5G.

"Cột phát sóng bị đốt đã phục vụ việc cung cấp thông tin cho hàng ngàn người dân Birmingham thông qua kết nối 2G, 3G và 4G. Chúng tôi sẽ cố gắng phục hồi cột phát sóng nhanh nhất có thể. Tuy nhiên thiệt hại do lửa gây ra là rất lớn", đại diện EE, một trong những mạng di động có cột phát sóng bị đốt, nói với CNBC.

Ở một đoạn video khác, một phụ nữ liên tục quấy rầy các kĩ sư lắp đặt cáp quang 5G. người phụ nữ liên tục thắc mắc tại sao các kĩ sư lại làm việc và công nghệ họ đang làm "giết chết con người".

Sau đó, có rất nhiều bài viết trên Facebook tạo ra các thuyết âm mưu cho rằng các trạm phát sóng 5G là tụ điểm lây nhiễm virus corona. Lí lẽ mà những người này đưa ra là vì Vũ Hán, nơi bùng phát dịch đầu tiên trên thế giới, đã triển khai công nghệ 5G từ năm 2019.

Thậm chí, nhiều người nổi tiếng cũng ủng hộ thuyết âm mưu này. Amanda Holden, nữ giám khảo chương trình Britain's Got Talent (tìm kiếm tài năng vương quốc Anh) đã chia sẻ một lời kêu gọi tạm ngừng phát sóng 5G. Bài viết trên Twitter này đã bị gỡ xuống ở thời điểm này.

Woody Harrelson, nam diễn viên người Mỹ cũng nhanh chóng "bắt trend" bằng câu chuyện cho rằng nhiều bạn bè của anh đã cảnh báo về tác hại của 5G.

Trên thực tế, thuyết âm mưu này tương đối vô căn cứ. Nhiều nơi trên thế giới vẫn chưa triển khai 5G nhưng vẫn COVID-19 vẫn xuất hiện. Iran là một trong những ví dụ tiêu biểu nhất.

Đâu là nguyên nhân dẫn đến thuyết âm mưu  trạm phát sóng 5G là điểm phát tán COVID-19? - Ảnh 2.

Đoạn video trên Twitter cho thấy người phụ nữ liên tục quấy rối các kĩ sư lắp đặt cáp quang 5G. Ảnh: Chụp màn hình

Do đó, chỉ từ những đoạn video đơn giản trên mạng xã hội, công với sự hoảng loạn đã biến thành một thuyết âm mưu có phần hài hước. Bộ trưởng bộ nội các Anh, ông  Michael Gove và Giám đốc Trung tâm y tế quốc gia Anh, ông Stephen Powis đều lên tiếng khẳng định đây là một tin giả, và là tin giả gây ra sự nguy hiểm.

"Tôi rất bực khi hay tin có những người đang cố gắng chống lại những nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng chúng ta kì công tạo dừng. Đây là những hành động vô cùng rác rưởi", Powis nói.

Thư kí ban văn hóa quốc gia Anh sẽ có phiên làm việc với các công ty truyền thông trong tuần này để ngăn chặn thông tin sai lệch về 5G đang lan truyền trên mạng xã hội thời gian qua.

"Chúng tôi nhận được nhiều báo cáo cho thấy các trạm phát sóng có dấu hiệu bị phá hoại trong khi các kĩ sư bị quấy rối. Những hành vi này dường như được truyền cảm hứng từ thuyết âm mưu trên mạng. Những việc làm vi phạm pháp luật sẽ phải đối diện và làm việc với các cơ quan điều tra", người phát ngôn chinh phủ Anh tuyên bố.

Tiểu Phượng