|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Người tiêu dùng Mỹ chịu trận đầu tiên sau quyết định siết trừng phạt đối với Iran

20:00 | 25/04/2019
Chia sẻ
Quyết định chấm dứt miễn trừ cho 8 nền kinh thế nhập khẩu dầu Iran lớn của Mỹ đã kéo giá dầu thô lên cao nhất trong 2019 nhưng khiến nhiều thành phần trên thị trường lo ngại.

Hôm 22/4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố dừng cấp miễn trừ cho 8 nhà nhập khẩu lớn của Iran bắt đầu từ tháng 5, với mục tiêu nhanh chóng giảm xuất khẩu của quốc gia Trung Đông xuống bằng 0. 

Theo đó, giá dầu thô đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 6 tháng vì lo ngại về nguồn cung, vốn đã thắt chặt dưới tác động từ thỏa thuận giảm sản xuất của OPEC. Trong phiên giao dịch ngày 25/4, giá dầu thô Brent còn tăng 65 US cent lên 75,22 USD/thùng; còn giá dầu ngọt, nhẹ của Mỹ WTI tăng 20 US cent lên 66,09 USD/thùng.

Giá dầu tăng cao sẽ tác động trực tiếp tới người tiêu dùng và các nhà sản xuất trên toàn cầu. 

Người tiêu dùng Mỹ chịu trận đầu tiên sau quyết định của ông Trump

Và chính người tiêu dùng Mỹ là những người nếm vị đắng đầu tiên từ chính sách của Tổng thống Trump. 

Những người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu của Mỹ đang tận hưởng tốc độ tăng trưởng lương mạnh nhất trong một thập kỉ, nhưng giá xăng tăng cao đang khiến lợi thế đó trở thành vô nghĩa.

Người tiêu dùng Mỹ chịu trận đầu tiên sau quyết định siết trừng phạt đối với Iran - Ảnh 1.

Ảnh: Reuters.

Giá xăng tại các trạm đã tăng khoảng 25% trong năm nay, tốc độ nhanh nhất trong ba năm. Lệnh trừng phạt của chính quyền ông Trump áp lên xuất khẩu dầu thô của Iran phần nào là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này, và với động thái siết chặn lệnh trừng phạt trong tuần này có thể khiến giá lên cao hơn nữa. 

Một số chuyên gia phân tích dự báo giá xăng trung bình tại các trạm trên khắp nước Mỹ, hiện ở gần mức 2,85 USD/gallon, sẽ vượt 3 USD/gallon lần đầu tiên kể từ 2014. 

Theo Reuters, một số người tiêu dùng Mỹ đã phải trả mức giá 3 USD/gallon tại trạm xăng, và sẽ cảm thấy tồi tệ hơn nếu giá tăng thêm nữa. Trong tháng 2, để đổ đầy bình 25,5 gallon của một chiếc xe thể thao với xăng thường sẽ mất trung bình 57 USD. Mức giá này đã tăng gần 73 USD, theo dữ liệu từ chính phủ. 

Đối với một người lao động làm việc 35 tiếng/tuần với thu nhập 15 USD/tiếng, việc đổ đầy bình xăng một tuần hiện tốn 14% tổng thu nhập, tăng từ dưới 11% chỉ trong 10 tuần trước.

Thị trường khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) châu Á bị bóp méo

Thị trường LNG của châu Á đang bị biến dạng. Nguyên nhân là chi phí mua LNG theo hợp đồng dài hạn gắn với giá dầu đang tăng gấp đôi so với giá khí đốt giao ngay trong bối cảnh lệnh trừng phạt đối với Iran bị thắt chặt và thỏa thuận giảm nguồn cung của OPEC.

Chênh lệch về giá giữa LNG giao dịch trên thị trường giao ngay và giao sau, vốn gắn với giá dầu thô Brent, đã đạt mức lớn nhất trong khoảng 8 năm. Điều này khiến một số người mua tận dụng hợp đồng giao sau để cố gắng trì hoãn xuất khẩu hoặc tìm cách điều chỉnh hợp đồng. 

Điều này diễn ra khi nguồn cung kỉ lục của LNG khiến giá giao ngay ở mức thấp, trong khi giá theo hợp đồng giao sau tăng nhờ giá dầu. 

Các công ty lốp xe bị thiệt hại vì giá dầu thô tăng

Cổ phiếu các công ty lốp xe đã chao đảo khi thông tin về lệnh trừng phạt của Mỹ đối với xuất khẩu dầu Iran và giá dầu thô tăng xuất hiện hôm 22/4. Tác động của giá dầu thô tăng đối với lợi nhuận của các công ty lốp xe, dù không ngay lập tức, đang khiến lo ngại gia tăng. 

Các sản phẩm từ dầu thô như muội than, cao su tổng hợp và sợi nilon chiếm tổng cập gần một nửa chi phí sản xuất lốp xe. Theo đó, việc giá dầu thô bất ngờ tăng 3,5% trong vài ngày, và 35% kể từ tháng 1, gợi ý lợi nhuận của các nhà sản xuất lốp đang bị vắt kiệt. 

Ngoài ra, mối đe dọa đối với chi phí diễn ra khi ngành ô tô đang trải qua giai đoạn khó khắn. Doanh số bán ô tô tại Ấn Độ trong năm tài chính 2019 tăng trưởng ở mức chậm chạp 5,2%, còn năm 2018 ở mức 14,2%. 

Việc các nhà sản xuất ô tô giảm sản xuất khiến nhu cầu lốp xe giảm, trong số các thành phần khác. 

Lyly Cao