|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Người tiêu dùng đánh giá chất lượng sản phẩm cao hơn nếu nhà sản xuất làm từ thiện

16:25 | 08/06/2019
Chia sẻ
Một nghiên cứu tâm lý cho thấy hoạt động từ thiện của doanh nghiệp tác động tích cực tới cảm nhận của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ do doanh nghiệp đó cung cấp.

Liệu việc nghe về những khoản quyên góp từ thiện của một công ty có thể khiến bạn đánh giá cao về sản phẩm của họ không? Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Nghiên cứu Người tiêu dùng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khiến người tiêu dùng đánh giá chất lượng sản phẩm tốt hơn.

"Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) có thể khiến người tiêu dùng tin những sản phẩm của các công ty tham gia những hoạt động mang tính trách nhiệm xã hội có chất lượng tốt hơn. Chúng tôi cho rằng hiện tượng này xảy ra do hiệu ứng vang danh bởi lòng nhân từ, nghĩa là quan điểm tích cực về một công ty chuyển hóa thành niềm tin tích cực đối với sản phẩm của công ty đó", Alexander Chernev và Sean Blair, hai nhà nghiên cứu của Trường Quản lí Kellogg thuộc Đại học Northwestern (Mỹ), khẳng định.

Người tiêu dùng đánh giá chất lượng sản phẩm cao hơn nếu nhà sản xuất làm từ thiện - Ảnh 1.

Người tiêu dùng cảm nhận chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn nếu nghe chuyện nhà sản xuất làm từ thiện. Ảnh: medium.com

Alexander và Bean thực hiện 4 nghiên cứu để đánh giá tác động của CSR đối với cảm nhận của người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm. Trong một nghiên cứu, tất cả người tiêu dùng đều cảm thấy rượu vang ngon hơn sau khi nghe câu chuyện về những khoản quyên góp của nhà máy rượu cho Hiệp hội Tim mạch Mỹ. Trong 3 nghiên cứu còn lại, người tiêu dùng đều đánh giá những sản phẩm như giày chạy, chất làm trắng rang, thuốc trị rụng tóc có chất lượng cao hơn khi biết chuyện nhà sản xuất quyên góp từ thiện.

Mặc dù vậy, hiệu ứng lan tỏa tích cực sẽ giảm khi công ty quảng cáo những nỗ lực thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Quảng cáo có lẽ không phải là cách tốt nhất đối với những công ty để thông báo với khách hàng về những hoạt động từ thiện của họ. Mạng xã hội và quan hệ công chúng có thể hiệu quả hơn để thuyết phục người tiêu dùng về bản chất nhân từ của những hành động mà doanh nghiệp thực hiện và, do đó, làm tăng ảnh hưởng tích cực của trách nhiệm xã hội đối với chất lượng sản phẩm của công ty.

"Người tiêu dùng có thể nghĩ những doanh nghiệp làm việc tốt thường kinh doanh giỏi. Trái với quan điểm phổ biến của các nhà quản lí rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không thể mang tới lợi ích cho công ty, phát hiện của chúng tôi cho thấy, ngoài việc mang lại lợi ích cho xã hội, CSR có thể làm tăng doanh thu của doanh nghiệp nhờ làm tăng cảm nhận tốt trong tâm trí người tiêu dùng về sản phẩm của họ", nhóm nghiên cứu kết luận.

Nhạc Dương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.