|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Ngoài Ukraine, Nga còn có thể tiến đánh nơi nào khác?

12:07 | 12/02/2022
Chia sẻ
Ukraine có thể không phải là mục tiêu quân sự duy nhất của Nga ở Đông Âu. Hành lang Suwalki nối liền Belarus và thành phố Kaliningrad cũng là nơi mà ông Putin muốn kiểm soát.

Kaliningrad: Căn cứ quân sự hùng mạnh bên bờ Biển Baltic

Thành phố Konigsberg trước đây thuộc vùng Đông Phổ của nước Đức. Nhiều con sông chảy qua Konigsberg trước khi đổ ra Biển Baltic. Năm 1736, có 7 cầu bắc qua các con sông này và nhà toán học lỗi lạc Leonhard Euler (Ơ-le) đã chứng minh được rằng không thể đi qua cả 7 cây cầu này mà chỉ được đi qua mỗi cây cầu duy nhất một lần. Về sau Euler đã khái quát lời giải của bài toán này thành môn lý thuyết đồ thị.

Năm 1945 khi Thế chiến thứ II đi đến hồi kết, Hồng quân Xô Viết phản công trên toàn mặt trận phía đông và tiến vào đất Đức, áp sát Konigsberg. Sau ba tháng bao vây và giao tranh đẫm máu, quân Đức tại Konigsberg thất thủ.

Sau chiến tranh, Liên Xô chiếm giữ luôn thành phố này chứ không trao trả cho Đức, đồng thời đổi tên Konigsberg thành Kaliningrad theo tên nhà lãnh đạo cấp cao lúc bấy giờ là Mikhail Kalinin.

Kaliningrad được Liên Xô coi là một vị trí chiến lược quan trọng vì nằm về phía Tây, gần với các cường quốc châu Âu. Quân cảng ở Kaliningrad không bị bó hẹp như ở Leningrad (nay là St.Peterburg) và do vậy khó bị cô lập hơn. Lực lượng hải quân nào đóng ở Kaliningrad sẽ án ngữ toàn bộ khu vực trung tâm và phía nam Biển Baltic.

Vì vậy, chính quyền Nga trực tiếp nắm giữ Kaliningrad chứ không giao cho các nước thành viên Liên Xô gần đó hơn như Lithuania (Litva) hay Latvia.

Ngoài Ukraine, Nga còn có thể tiến đánh nơi nào khác? - Ảnh 1.

Kaliningrad nằm tách biệt hoàn toàn với phần còn lại của nước Nga. (Nguồn: thesun.co.uk; Việt hóa: Song Ngọc).

Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Nga tiếp tục kiểm soát Kaliningrad. Đây là nơi có cảng nước ấm duy nhất của Nga trên Biển Baltic, tức là cảng có thể hoạt động cả 12 tháng trong năm. Các cảng khác đều đóng băng vào mùa đông.

Việc nắm giữ Kaliningrad cho phép Nga duy trì hiện diện quân sự ở phía trung và nam Biển Baltic, kiểm soát tuyến hàng hải quan trọng tới các nước Estonia, Latvia, Litva, Phần Lan.

Tuy nhiên, Kaliningrad lại hoàn toàn tách biệt với phần còn lại của nước Nga trên đất liền. Muốn đến Kaliningrad, Nga sẽ phải đi qua lãnh thổ của Belarus và đoạn biên giới dài 105 km giữa hai quốc gia NATO là Ba Lan và Lithuania.

Đoạn biên giới này được gọi là Khoảng trống Suwalki hay Hành lang Suwalki theo tên một thị trấn của Ba Lan. Hành lang này có thể là mục tiêu thực sự của Nga trong lần tập trung quân này.

Tầm quan trọng chiến lược của Hành lang Suwalki

Sau Thế chiến Thứ 2, Liên Xô đuổi dân Đức ra khỏi Kaliningrad và đưa người Nga đến đây sinh sống. Ngày nay, khoảng 95% dân số Kaliningrad là người Nga. Đây là một trong những lý do chính khiến không quốc gia lân cận nào muốn tranh giành Kaliningrad với Nga.

Diện tích của Kaliningrad chỉ khoảng 223 km2, khá nhỏ bé so với một đất nước rộng 17 triệu km2 như Nga, nhưng vai trò của thành phố này là không thể coi thường.

Căn cứ hải quân của Nga ở Kaliningrad có tầm hoạt động lớn, lại gần với các nước châu Âu và NATO nên rất có giá trị trong các chiến dịch quân sự tương lai.

Tuy nhiên, con đường trên đất liền từ Nga đến Kaliningrad phải đi qua biên giới của hai nước NATO. Nếu kẻ thù của Nga có thể chiếm lấy Hành lang Suwalki thì cũng có thể thâu tóm luôn Kaliningrad. Vậy phải chăng Kaliningrad là một cục nợ, một gánh nặng mà Nga phải nhọc công bảo vệ trước kẻ thù nhòm ngó?

Ngoài Ukraine, Nga còn có thể tiến đánh nơi nào khác? - Ảnh 2.

Cuộc tập trận Anaconda 2016 của NATO diễn ra ở gần Hành lang Suwalki với mục tiêu chuẩn bị cho việc phòng thủ khu vực biên giới giữa Ba Lan và Litva. (Ảnh: EPA).

Hiện nay Nga vẫn thường đi qua Belarus và Hành lang Suwalki để sang Kaliningrad, công dân Nga được miễn thị thực (visa) khi đi qua khu vực biên giới này. Cả hai đầu của Hành lang Suwalki cũng do Nga kiểm soát và đều có lực lượng quân sự hùng mạnh: Một bên là Kalingrad của Nga, một bên là Belarus - một đồng minh thân cận của Nga.

Ở Kaliningrad vào năm 2018, Nga đã triển khai tên lửa Iskander-M siêu vượt âm (bay với tốc độ trên 5 lần vận tốc âm thanh) có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân. NATO chỉ trích động thái này là gây mất ổn định an ninh khu vực nhưng Nga tuyên bố mình có quyền điều động quân đội và vũ khí trên lãnh thổ của mình.

Ở Belarus, Nga thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn gồm hàng chục nghìn binh sĩ nhiều khí tài hiện đại. Trong 10 ngày từ 10/2 đến 20/2 năm nay, Nga tập trung khoảng 31.000 binh sĩ ở Belarus để tập trận giữa lúc căng thẳng với Ukraine leo thang.

Nếu có một bên nào đó đánh chiếm Hành lang Suwalki thì khả năng bên đó là Nga nhiều hơn là NATO.

Việc kiểm soát Suwalki sẽ không những mở thông đường để Nga đi từ Belarus sang Kaliningrad mà còn cắt đứt tuyến đường kết nối ba nước thành viên NATO ở Biển Baltic (Litva, Latvia, Estonia) với phần còn lại của châu Âu.

Ngoài Ukraine, Nga còn có thể tiến đánh nơi nào khác? - Ảnh 4.

Nga hiện là quốc gia có quân đội mạnh thứ 2 thế giới.

Việc Nga tập trung quân đội gần biên giới với Ukraine những tháng vừa qua đã cho thấy hai điều, một là Nga coi NATO như kẻ thủ, hai là ông Putin sẵn sàng sử dụng quân sự để đạt được mục tiêu địa chính trị chiến lược của mình.

Nếu chiến tranh với Ukraine không nổ ra hoặc diễn biến bất lợi cho Nga, Tổng thống Putin có thể sẽ chuyển hướng mục tiêu sang Hành lang Suwalki và con đường đến Kaliningrad.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Song Ngọc

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.