Nghiên cứu: Trung Quốc cho vay 240 tỷ USD để giải cứu hàng chục nước tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường
Nghiên cứu được công bố ngày 28/3 cho thấy từ năm 2008 đến 2021, Trung Quốc đã bỏ ra 240 tỷ USD để giải cứu 22 nước đang phát triển.
Các khoản vay theo diện cứu trợ trên đã tăng mạnh trong những năm gần đây khi ngày càng nhiều quốc gia gặp khó khăn trong việc hoàn trả tiền vay để xây dựng cơ sở hạ tầng theo sáng kiến “Vành đai và Con đường” mà Bắc Kinh khởi xướng.
Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu từ Ngân hàng Thế giới, Trường Harvard Kennedy, AidData và Viện Kinh tế Thế giới Kiel, gần 80% trong số 240 tỷ USD các khoản vay cứu trợ được triển khai trong giai đoạn 2016 và 2021, chủ yếu cho các nước thu nhập trung bình bao gồm Mông Cổ, Argentina và Pakistan.
Theo tờ Financial Times, “Vành đai và Con đường” là chương trình cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia lớn nhất từ trước đến nay. Viện Doanh nghiệp Mỹ ước tính các dự án cơ sở hạ tầng và những giao dịch khác theo chương trình này trong giai đoạn 2013-2021 có tổng giá trị lên đến 838 tỷ USD.
Quy mô khổng lồ của các khoản vay giải cứu mà Trung Quốc cung cấp cho thấy những thiếu sót của kế hoạch mà Chủ tịch Tập Cận Bình ca tụng là “dự án của thế kỷ”.
Ông Christoph Trebesch, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Kiel, chỉ ra một trong những vấn đề của sáng kiến này là các ngân hàng Trung Quốc “đã thâm nhập vào nhiều nền kinh tế có những rắc rối đặc biệt nghiêm trọng”.
Bà Carmen Reinhart, một trong những tác giả của bài nghiên cứu, nhận xét: “Thực chất Bắc Kinh đang cố cứu các ngân hàng Trung Quốc. Đó là lý do nước này tham gia vào hoạt động đầy rủi ro là cho vay cứu trợ quốc tế”.
Nghiên cứu cho thấy trong năm 2010, các khoản vay mà Trung Quốc cấp cho những quốc gia gặp khó khăn nghiêm trọng về nợ chiếm chưa đến 5% danh mục cho vay ở nước ngoài. Đến nay 2022, tỷ trọng này đã tăng vọt lên 60%.
Argentina nhận được nhiều tiền vay cứu trợ nhất, lên đến gần 112 tỷ USD. Theo sau là Pakistan và Ai Cập, hai nước này lần lượt nhận được 48,5 và 15,6 tỷ USD.
Trung Quốc cho vay dưới hai hình thức. Hình thức thứ nhất là chương trình hoán đổi tiền tệ (swap lines), ngân hàng trung ương Trung Quốc chuyển nhân dân tệ cho nước đi vay và nhận lại đồng nội tệ của nước đó. Khoảng 170 tỷ USD khoản vay được giải ngân theo phương thức này, tờ Reuters cho biết.
Hình thức thứ hai là các khoản vay bắc cầu hoặc hỗ trợ cán cân thanh toán, được thực hiện bởi các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc, có quy mô khoảng 70 tỷ USD.
Ông Brad Parks, một trong những tác giả của nghiên cứu, chỉ trích: “Bắc Kinh đã tạo ra hệ thống toàn cầu mới để cho vay cứu trợ xuyên biên giới, nhưng cách làm của họ lại không minh bạch và không phối hợp với các tổ chức tài chính quốc tế khác”.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/