|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nghịch lý: Xuất khẩu tôm tốt nhất thế giới nhưng thi chứng chỉ thì 'rớt ngay'

20:27 | 18/06/2019
Chia sẻ
Đại diện doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản chỉ ra rằng, đi qua nhiều nước trên thế giới thì thấy công nghiệp chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam là tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp cơ sở của họ không được như chúng ta nhưng lại đạt chứng nhận mà nếu Việt Nam thì rớt ngay.
Nghịch lý: Xuất khẩu tôm tốt nhất thế giới nhưng thi chứng chỉ thì 'rớt ngay' - Ảnh 1.

Phát biểu tại Ngày kết nối doanh nghiệp ngành thủy sản với 4 nhà mua Hoa Kỳ (Aramark, Bon Appettite, Santa Monica Seafoods, Fortune Fish&Gourmet) vừa diễn ra, ông Nguyễn Đức Tùng, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân của Thủ tướng (Ban IV), tôm là ngành mà Việt Nam đặt nhiều mục tiêu, Thủ tướng đặt ra 2025 ngành tôm Việt Nam mang lại nguồn thu từ xuất khẩu là 10 tỷ USD.

Đồng quan điểm, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng đánh giá, tôm là một trong 5 sản phẩm có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam; năm 2018 giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam đạt khoảng 3,6 tỷ USD.

Theo ông Sử, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi tôm trên 280.000 ha, chiếm 40% diện tích, 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước; phấn đấu đến năm 2025 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3 tỷ USD và đến năm 2030 đạt 4,0 tỷ USD.

Hiện nay tỉnh Cà Mau có trên 30 nhà máy chế biến, với công suất khoảng 200.000 tấn/năm, trong đó chế biến tôm là chủ yếu. Tỉnh đã xây dựng vùng nuôi tôm sinh thái với diện tích gần 20 ngàn ha và đạt được nhiều chứng nhận quốc tế; giá tôm có chứng nhận bình quân cao hơn giá thị trường khoảng 20%. Sản phẩm tôm Cà Mau đã có mặt trên 90 quốc gia; trong đó thị trường xuất khẩu chính gồm Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chỉ ra nghịch lý: "Hơn 10 năm qua, đi qua nhiều nước trên thế giới thì thấy công nghiệp chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam là tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi sang Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan… rất nhiều doanh nghiệp cơ sở không được như chúng ta nhưng lại đạt chứng nhận mà nếu Việt Nam thì rớt ngay".

Ông Quang cho hay, hệ thống chế biến của Việt Nam tốt nhất thế giới nhưng hạn chế là sản xuất tôm nhỏ lẻ, nên gắn kết và truy xuất nguồn gốc rất khó khăn.

"Chúng ta đang cố gắng đạt các chứng nhận nhưng vấn đề là các doanh nghiệp có đủ chứng nhận là phải có vùng nuôi lớn, tự đầu tư vùng nuôi. Sự gắn kết cực kỳ khó khăn, đi đàm phán với các hộ nông dân và các công ty cực kỳ khó, và doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều tiền để có chứng nhận cho các vùng nuôi này", ông Quang nói.

Ông Vũ Duyên Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Thủy sản, Bộ NNPTNT, trong 5 tháng đầu năm 2019, ngành tôm duy trì tốc độ tăng trưởng tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu có giảm nhẹ, do tồn đọng thị trường tôm tại Nhật, EU, Mỹ và sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà cung cấp trên thế giới…

Đại diện Bộ NNPTNT cho hay, trong thời gian tới, với việc thành lập liên minh sản xuất tôm sạch, bền vững (giữa UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Chương trình SeafoodWatch  Hoa Kỳ và Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế CEIP) sẽ giúp thị trường trong nước và quốc tế hiểu rõ về con tôm Việt Nam, đó thực sự là các sản phẩm sạch tuân thủ các thị trường trong nước và quốc tế.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phương Dung

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.