ASC triển khai chứng nhận nhóm cho ngành thủy sản Việt Nam
ASC triển khai chứng nhận nhóm cho ngành thủy sản Việt Nam
Lễ ra mắt được tổ chức tại thành phố Cần Thơ, đồng bằng sông Cửu Long - khu vực sản xuất tôm và cá tra lớn nhất cả nước.
Theo sáng kiến mới, các nhà sản xuất thủy sản qui mô nhỏ hơn có thể tham gia cùng nhau như một nhóm để thực hiện những yêu cầu theo tiêu chuẩn ASC. Điều này cho phép họ chia sẻ chi phí và nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu và thuận lợi cho việc kiểm định.
Cơ chế này sẽ cho phép những hộ sản xuất qui mô nhỏ cùng nộp hồ sơ xin chứng nhận, các yêu cầu có thể áp dụng theo tiêu chuẩn giống nhau với từng thành viên và mọi thành viên phải đáp ứng yêu cầu thì mới đạt chứng nhận.
Phần lớn tôm sản xuất tại Việt Nam đến từ các nhà sản xuất qui mô nhỏ, giờ đây họ có thể tận dụng được chứng nhận nhóm.
Trưởng bộ phận Đảm bảo Chương trình ASC, ông Van Roetert cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng khi triển khai cơ chế này tại Việt Nam, nơi có rất nhiều nhà sản xuất nhỏ có thể hưởng lợi từ việc thực hiện các yêu cầu ASC".
ASC đã phát triển cơ chế chứng nhận nhóm trong nhiều năm qua, quá trình này đã được tham vấn cộng đồng và 7 nhóm thí điểm đã được thực hiện ở 7 quốc gia, gồm Indonesia, Việt Nam, Bangladesh và Phần Lan.
Phương pháp chứng nhận nhóm này hiện đã được đăng tải trên trang web của ASC. Thời hạn hiệu lực 6 tháng sẽ kéo dài cho đến khi hoạt động kiểm định được diễn ra. Điều này sẽ cho phép ASC cung cấp các công cụ bổ sung để thực hiện phương pháp này và giúp nhiều nhà sản xuất và nhà thẩm định có thời gian làm quen với chúng, theo ASC.
Tháng 9/2018, ASC, Tổng cục Thủy sản Việt Nam và WWF Việt Nam đã hợp tác trong một dự án nhằm hướng dẫn nông dân Việt Nam đạt chứng nhận ASC.
Chứng nhận ASC-VietGAP so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam, VietGAP, và các tiêu chuẩn ASC cho tôm, cá tra và cá rô phi, giúp các cơ sở sản xuất đã đạt chứng nhận VietGAP có thể chuyển đổi sang chứng nhận ASC hiệu quả nhất có thể.