Nghịch lý 'rẻ vẫn không câu khách' và kế sách của ông Chủ tịch Vinalines
Cổ phần hóa Vinalines: Nhà nước sẽ nắm giữ 65% vốn điều lệ tại Công ty mẹ | |
Vinalines hợp tác với Rent A Port xây cảng hàng rời chuyên dụng tại Hải Phòng |
Chủ tịch Vinalines Lê Anh Sơn: Hiện tại, đang có tình trạng cạnh tranh quyết liệt tại các cảng biển |
Tại Hội nghị toàn quốc về logistics và kết nối các phương thức vận tải diễn ra sáng 16/4, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) Lê Anh Sơn đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển vận tải đường biển trong bối cảnh loại hình vận tải này dù giá rẻ, nâng lực vận tải cao nhưng vẫn ít được doanh nghiệp (DN) lựa chọn làm phương thức này để vận chyển hàng hóa.
Cần nguồn quỹ để kết nối mềm...
Theo thống kê mới nhất, truyên tuyến vận tải Hải Phòng - TP.HCM, chi phí chuyển 1 teu bằng đường biển khoảng 4,3 triệu đồng; đường sắt 12, 4 triệu đồng; đường bộ là 34 triệu đồng.
Có nghĩa, vận tải biển chi phí đang thấp nhất trong các loại hình vận tải ở Việt Nam, nhưng hiện nay DN chủ yếu ưu tiên sử dụng vận tải đường bộ, dù loại hình này chi phí cao, thiếu an toàn... Làm thế nào để người dân lựa chọn sử dụng vận tải biển nhiều hơn, vừa để giải áp lực cho vận tải đường bộ, vừa thúc đẩy vận tải biển phát triển đang là câu hỏi được đặt ra đối với toàn ngành GTVT, trong đó có Vinalines.
Theo Chủ tịch Vinalines, để cắt giảm chi phí logistics và phát triển giao thông đường biển thì cần đồng thời thực hiện hai giải pháp: tăng tính quy mô và tăng tính kết nối vận tải biển.
Cụ thể, để tăng tính quy mô, cần tập chung đầu tư xây dựng hai cảng nước sâu ở Lạch Huyện (Hải Phòng) và Thị Vải (Cái Mép). Hai cảng này phải trở thành những trung tâm logistics lớn ở miền Bắc và miền Nam. Từ các cảng nước sâu này, xây dựng hệ thống giao thông kết nối thuận tiện với các trung tâm hàng hóa như TP. HCM, Hà Nội.
Còn tăng tính kết nối, theo người đứng đầu “Tổng” này là gồm kết nối hạ tầng cứng và kết nối mềm. “Kết nối hạ tầng cứng ở đây là kết nối giữa các cảng biển với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy nội bộ. Muốn có được sự kết nối này thì Nhà nước phải tăng cường đầu tư, phát triển các loại hình vận tải nối với các cảng biển, nhất là khu vực các cảng lớn”, ông Sơn giải thích.
Song song với đó, theo Chủ tịch Vinalines, chúng ta cần quan tâm kết nối mềm - tức việc áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình vận tải biển, điều hành, quản lý dữ liệu.
Theo tìm hiểu của PLVN, hiện nay Vinalines rất muốn áp dụng một số phần mềm để tăng cường kết nối. Tuy nhiên, do là một DN nhà nước nên có những khó khăn riêng. “Nếu có những nguồn quỹ khác để thực hiện thì sẽ thuận lợi hơn”, ông Sơn nói.
Vinalines đang quản lý, khai thác đội tàu biển có tổng trọng tải hơn 2 triệu tấn |
Lấy cảng biển nước sâu làm trung tâm
Theo Vinalines, hiện nay các bến cảng do nhiều nhà đầu tư vận hành khai thác dẫn đến tình trạng khó quản lý, cạnh tranh gay gắt, và dẫn đến giá bốc xếp cũng đang ở mức khá rẻ so với các nước khác trong khu vực.
Ngoài ra, do thời gian vận chuyển lâu, khả năng kết nối với các phương thức vận tải khác còn yếu, nhất là với đường bộ, đường thủy nội địa nên DN chưa mặn mà với phương thức vận chuyển này.
Để “câu khách”, thì cần tập trung vào tính kinh tế theo quy mô và tính kết nối giữa các phương thức vận tải. Cụ thể, cần lấy các cảng biển nước sâu làm đầu mối kết nối các phương thức vận tải tại các vùng trọng điểm kinh tế, là khởi điểm cho công tác quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống logistics toàn quốc. Các đầu mối này cần được quản lý, phát triển với quy mô đủ lớn để tối ưu hóa hiệu quả theo tính kinh tế của quy mô, có khả năng kết nối các phương thức vận tải một cách thuận lợi, nhanh chóng.