Ngày 11/9: Chứng khoán châu Á giảm nhẹ, Nikkei đi ngược thị trường
Ngày 10/9: Chứng khoán Châu Á giảm điểm trong khi Nhật Bản đi ngược |
Nhà Trắng công bố vào tối thứ Hai rằng đang trong quá trình tổ chức cuộc gặp mặt giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên – Ông Kim Jong Un.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,71% về mức 26.425,56 điểm do thị trường vẫn nằm trong vùng kháng cự trong ngày thứ hai sau khi giảm hơn 20% so với mức cao nhất tháng 1/2018.
Shanghai composite giảm 0,18% xuống 2.664,8 điểm trong khi Shenzen composite tăng 0,172% lên 1.409,34 điểm.
Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 291,6 điểm (1,3%) lên mức 22.664,69 điểm. Ngược lại, Kospi của Hàn Quốc giảm 0,24% ở mức 2.283,2 điểm. Tại Australia, ASX 200 tăng 0,62% lên 6.179,7 điểm với nhóm tài chính tăng 0,85%.
Diễn biến chứng khoán châu Á phiên 11/9. Nguồn: Bloomberg |
Trong khi đó, phố Wall giao dịch phiên 10/9 khá tích cực với chỉ số S&P 500 tăng 0,2% lên 2.877,13 điểm trong khi Nasdaq composite tăng 0,3% lên 7.924,16 điểm. Chỉ số Dow Jones, giảm 59,47 điểm, đóng cửa ở mức 25.857,07 điểm.
Thứ Hai (10/9), Nhà Trắng thông báo Tổng Thống Donald Trump nhận được bức thư từ ông Kim Jong Un đề nghị một cuộc họp tiếp theo sau cuộc họp lịch sử tại Singapore tháng 6/2018.
Trên thị trường tiền tệ, USD Index (theo dõi đồng USD so với rổ tiền tệ) giảm nhẹ về mức 94,93 điểm lúc 15h41 giờ HK/SIN.
Đồng yen Nhật (JPY) suy yếu hơn so với đồng đô la tại 111,53 JPY/USD, trong khi đồng đô la Úc (AUD) phục hồi và giao dịch cao hơn khoảng 0,1% ở mức giá 0,7121 USD/AUD vào lúc 15h42 giờ HK/SIN.
Thị trường dầu giao dịch tích cực với dầu thô Brent kỳ hạn toàn cầu tăng 0,61% lên mức 77,84 USD/thùng. Dầu thô WTI kỳ hạn Mỹ cũng tăng nhẹ 0,24% lên 67,7 USD/thùng.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ sắp xảy ra đối với các hoạt động xuất khẩu dầu của Iran trong tháng 11, bao gồm việc ngăn chặn Tehran mua ngoại tệ, cấm hoạt động xuất nhập khẩu kim loại, than, phần mềm liên quan tới ngành công nghiệp ô tô.
OCBC Treasury Research cho biết: “Chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư có thể tiếp tục theo dõi các đợt tăng cung tiềm năng, đặc biệt là từ Ả Rập Xê Út và Nga, từ đó có hiệu quả trong việc ngăn chặn tình trạng thiếu hụt sản xuất từ Iran”.