|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ngành thép Trung Quốc sẽ chịu tổn thất lớn nếu Mỹ tăng thuế nhập khẩu

00:22 | 20/02/2018
Chia sẻ
Nếu Tổng thống Donald Trump quyết định áp mức thuế cao đối với thép nhập khẩu thì điều này sẽ là "cú đấm" trực tiếp đến ngành thép Trung Quốc. 
nganh thep trung quoc se chiu ton that lon neu my tang thue nhap khau Chính sách hạn chế công suất thép của Trung Quốc đã phát huy tác dụng
nganh thep trung quoc se chiu ton that lon neu my tang thue nhap khau Ngành thép Trung Quốc đang dần suy yếu

Tuy nhiên, Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất chịu ảnh hưởng, việc giảm hạn ngạch và tăng thuế nhập khẩu đồng thời cũng nhắm tới Canada, Brazil, Hàn Quốc và Nga.

Động thái này của chính quyền Trump nhằm thúc đẩy ngành thép nội địa phát triển. Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ đề xuất ba kịch bản để bảo vệ an ninh quốc gia và người lao động Mỹ: áp thuế đồng loạt đối với thép và nhôm nhập khẩu; tập trung vào một số nước chính với mức thuế cao; hoặc hạn chế tổng lượng thép hoặc nhôm nhập khẩu vào Mỹ. Ông Trump có thể chọn bất cứ đề xuất nào trong số những đề xuất trên hoặc kết hợp chúng với nhau. Hạn cuối để tổng thống Mỹ đưa ra quyết định vào tháng Tư.

Trước đó, ông Trump đã đưa ra những chỉ trích mạnh mẽ nhắm tới ngành thép Trung Quốc. Kể từ khi còn tranh cử tổng thống cuối năm 2016, ông đã cáo buộc Trung Quốc xuất khẩu quá nhiều thép giá rẻ ra toàn thế giới khiến các công ty sản xuất thép Mỹ khó cạnh tranh.

"Trung Quốc đang bán phá giá thép trên toàn nước Mỹ và cướp đi việc làm nhiều công nhân", ông Trump nói.

Sự thật rằng Trung Quốc- quốc gia xuất khẩu thép hàng đầu thế giới- là nguồn gốc của việc thừa thép trên toàn cầu khiến giá thép giảm. Các nhà sản xuất thép Châu Âu nhiều lần cũng phàn nàn về vấn đề này.

Tuy nhiên, Trung Quốc không còn là 1 trong 10 quốc gia xuất khẩu thép lớn nhất vào Mỹ do hàng loạt lệnh trừng phạt áp lên thép nhập khẩu từ quốc gia này.

"Thép từ Trung Quốc trực tiếp nhập khẩu vào Mỹ giảm mạnh trong nhiều năm trở lại đây", William Reinsch, một chuyên gia thương mại nhận định.

Thay vào đó, Mỹ tập trung nhập khẩu thép từ Canada (chiếm 16%), Brazil (13%), Hàn Quốc (10%), Mexico (9%), Nga (9%)...theo dữ liệu từ Bộ Thương mại cập nhật từ tháng 12/2017.

Nhiều chuyên gia thương mại cho rằng, nếu Mỹ thực hiện đề xuất của Bộ Thương mại, ngay cả đồng minh của Mỹ như Canada, Hàn Quốc, Mexico cũng sẵn lòng đáp trả bằng việc nâng thuế các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Mỹ.

Trung Quốc vẫn chịu thiệt hại từ các biện pháp bảo vệ thương mại của Mỹ. Nhiều công ty thép Trung Quốc tìm cách xuất khẩu sang Mỹ một cách gián tiếp. Các sản phẩm thép thô được chuyển qua các nước như Việt Nam, Hàn Quốc. Tại đây, thép sẽ được hoàn thiện các công đoạn còn lại sau đó xuất khẩu sang Mỹ.

Hôm thứ 7 tuần trước, Bắc Kinh đe dọa sẽ có hành động đáp trả nếu sắc lệnh của Mỹ ảnh hưởng tới quyền lợi của Trung Quốc.

Ngay cả khi ông Trump không áp thuế đồng loạt đối với thép nhập khẩu từ những đề xuất khác mà ông đang xem xét cũng sẽ rúng động trên toàn thế giới. Nguyên nhân là do Bộ Thương mại kiến nghị tổng thống Trump thực hiện đạo luật 232 hiếm khi được sử dụng kể từ năm 1962. Bằng việc dựa vào an ninh quốc gia, ông Trump có thể áp dụng bất cứ mức thuế và hạn nhập khẩu mà ông muốn mà không cần đến sự đồng ý của các cơ quan thương mại độc lập. Các chuyên gia cho rằng điều lí do này không thực sự thỏa đáng và không thuận theo các luật lệ do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đề ra.

Đức Quỳnh