|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Ngành thép kỳ vọng vào kinh tế vĩ mô ổn định

21:15 | 16/02/2018
Chia sẻ
Doanh nghiệp ngành thép bước vào năm Mậu Tuất 2018 với sự kỳ vọng mạnh mẽ về sự ổn định kinh tế vĩ mô, từ đó kéo theo sự phát triển các công trình hạ tầng. Từ sự gia tăng nhu cầu của thị trường sẽ đẩy lượng tiêu thụ thép tăng cao. Tuy nhiên, vẫn còn đó nỗi loa ngại về những khó khăn nội tại, áp lực cạnh tranh với thép ngoại nhập khẩu giá rẻ...
nganh thep ky vong vao kinh te vi mo on dinh Ngành thép vẫn nhập siêu hơn 6,4 tỷ USD trong năm 2017
nganh thep ky vong vao kinh te vi mo on dinh Cần tiếp tục có các biện pháp phòng vệ hỗ trợ ngành thép
nganh thep ky vong vao kinh te vi mo on dinh Ngành thép: Tiêu thụ tăng, lợi nhuận giảm
nganh thep ky vong vao kinh te vi mo on dinh

Sản xuất thép tại nhà máy Pomina - Ảnh: Văn Nam

Chia sẻ với TBKTSG Online những ngày đầu năm mới, ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty Thép Việt cũng như nhiều doan nghiệp thép khác, dự kiến ngành thép sẽ bắt tay vào hoạt động sản xuất vào mùng 6 tết với nhiều kỳ vọng gặt hái nhiều thắng lợi trong sản xuất kinh doanh cả năm.

Theo đó, tiêu thụ ngành thép trong nước kỳ vọng năm 2018 sẽ có sự tăng trưởng ở mức 12% so với năm 2017. Muốn đạt được chỉ tiêu chung cả ngành nói trên, điều mong ước đầu tiên chính là sự ổn định kinh tế vĩ mô cả nước để giúp thúc đẩy toàn bộ các ngành sản xuất khác cùng tăng trưởng, đặc biệt đối với sản xuất công nghiệp thì kinh tế vĩ mô ổn định là yếu tố quan trọng nhất.

"Trong năm 2018, nhà sản xuất thép như chúng tôi chỉ mong nhà úước tiếp tục thúc đẩy các chính sách phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô song song với lãi suất ngân hàng ổn định, tạo niềm tin đối với doanh nghiệp càng tăng cao và kinh tế sẽ tiếp tục phát triển bền vững không chỉ cho năm 2018 mà cả các năm tiếp theo", ông Thái kỳ vọng.

Ông Thái còn băn khoăn trước tình trạng thép giá rẻ từ một số nước, trong đó chủ yếu từ Trung Quốc đội lốt thép hợp kinh né thuế vẫn còn ồ ạt vào Việt Nam trước sự chống đỡ vất vả của nhà sản xuất trong nước. Áp lực này cần được hóa giải ngay trong năm 2018 bằng những chính sách, biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn nữa.

Ở chiều ngược lại, thép xuất khẩu của Việt Nam cũng đứng trước nguy cơ đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại từ các thị trường xuất khẩu lớn, chuyên gia ngành cho rằng đã đến lúc các nhà sản xuất trong nước phải tập trung “hướng nội” trong việc sử dụng nguyên liệu. Giải pháp căn cơ là đẩy mạnh đầu tư sản xuất thép nguyên liệu, giúp tăng tính cạnh tranh và giảm thiểu nguy cơ bị điều tra từ nhà nhập khẩu.

Ngoài tăng nguồn cung nguyên liệu, các nhà sản xuất thép cần đảm bảo quy tắc xuất xứ bằng cách tăng sử dụng thép cuộn cán nóng (nguyên liệu) được sản xuất trong nước, song song đó, cần ‘phân tán’ các thị trường để tránh tập trung vào một thị trường, từ đó tạo ra sự tăng trưởng đột biến là cái cớ để các nước điều tra khởi kiện Việt Nam.

Ở trong nước, cơ quan chức năng cũng phải tăng cường giải pháp kiểm soát giá bán sao cho giá nguyên liệu luôn cạnh tranh ở mức thấp hơn giá nhập khẩu để thu hút sự tiêu thụ nguồn cung trong nước, tránh sự độc quyền trong phân phối nguồn nguyên liệu.

Trong năm 2017 ngành thép Việt Nam sản xuất đến 4,4 triệu tấn thép tôn mạ và thép cán nguội, góp phần cho mức tăng trưởng lên đến 24% của toàn ngành thép trong năm 2017 và mức tiêu thụ cũng tăng 21% so với năm 2016. Điều này cho thấy sự tăng trưởng của ngành thép Việt Nam là rất khả quan trong năm 2017 và dự báo cả cho vài năm tới.

Văn Nam