|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ngành thép vẫn nhập siêu hơn 6,4 tỷ USD trong năm 2017

22:10 | 31/01/2018
Chia sẻ
Xuất khẩu toàn ngành thép cả năm 2017 đạt 5,5 triệu tấn, tăng 28,5% so với năm 2016, đem về 3,643 tỷ USD, tăng 45,4%, nhưng lượng ngoại tệ chi ra để nhập thép thành phẩm và nguyên liệu đã vượt 10 tỷ USD.
nganh thep van nhap sieu hon 64 ty usd trong nam 2017 Cần tiếp tục có các biện pháp phòng vệ hỗ trợ ngành thép
nganh thep van nhap sieu hon 64 ty usd trong nam 2017 Món nợ 26 tỷ USD và cuộc chiến thị phần ngành thép Ấn Độ
nganh thep van nhap sieu hon 64 ty usd trong nam 2017

Xuất khẩu toàn ngành thép trong năm 2017 thu về 3,64 tỷ USD, nhưng chi nhập khẩu thép vẫn rất lớn, vượt 10 tỷ USD.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất thép các loại cả năm 2017 đạt hơn 22 triệu tấn, tăng 23,5% so với năm 2016. Bán hàng sản phẩm thép các loại năm 2017 đạt 18,9 triệu tấn, tăng 20,7% so với năm 2016.

Đặc biệt, sản lượng tôn mạ và màu, ống thép và thép xây dựng tăng trưởng mạnh nhất. Theo đó, sản lượng tôn mạ và tôn phủ màu trong năm 2017 của toàn ngành đạt 4,5 triệu tấn, tăng 33,6% so với năm 2016. Bán hàng đạt 3,6 triệu tấn, tăng 22,1%.

Sản lượng sản xuất và bán hàng thép xây dựng tăng lần lượt 14,6% và 13,8% đạt 9,9 triệu tấn và 9,8 triệu tấn.

Năm qua, mảng xuất khẩu cũng là điếm sáng của ngành thép , với sản lượng xuất khẩu 5,5 triệu tấn, tăng 28,5% so với năm 2016, đem về 3,6 tỷ USD, tăng 45,4%.

7 thị trường xuất khẩu chính của ngành thép trong năm qua, gồm: các nước trong khối ASEAN (59,3%), Hoa Kỳ (11,1%), Liên minh Châu Âu (9,0%), Hàn Quốc (5,8%), Ấn Độ (3,4%), Đài Loan (2,25%), Australia (1,88%).

Tuy xuất khẩu tăng cả về sản lượng và giá trị nhưng các vụ điều tra phòng vệ thương mại vẫn tiếp tục là thách thức lớn mà ngành thép Việt tiếp tục phải đối mặt.

Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam phải đối mặt với 124 vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài, trong đó có 30 vụ liên quan đến ngành thép, và nhiều vụ còn đang kéo sang năm 2018.

Trong năm 2017, Việt Nam đã áp dụng các công cụ phòng vệ thương mại tương đối hiệu quả. Sang năm 2018, Việt Nam vẫn phải tiếp tục sử dụng các biện pháp này nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.

Giá trị xuất khẩu tăng mạnh so với năm 2016, nhưng chi ngoại tệ nhập khẩu thép nguyên liệu và thép thành phẩm cũng cao gấp 3 lần xuất khẩu, dẫu sản lượng thép nhập về đã giảm hơn 14%.

Cụ thể, nhập khẩu nguyên liệu thép và sản phẩm thép năm 2017 ước đạt 19,918 triệu tấn, giảm 14,2% so với năm 2016. Kim ngạch ước đạt 10,056 tỷ USD, tăng 13,2%.

Trong đó, thép thành phẩm nhập khẩu năm 2017 đạt 14,985 triệu tấn, giảm 14,5% so với năm 2016. Kim ngạch đạt 9,013 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm trước.

Trung Quốc tiếp tục là nước đứng đầu xuất khẩu thép vào nước ta với 46,5%, kế đến là Nhật Bản 15,2%, Hàn Quốc là 11,4%....

VSA dự báo toàn ngành thép năm 2018 sẽ tăng trưởng sản xuất khoảng 20 -22% so với năm 2017. Trong đó, thép xây dựng tăng 10%, thép cuộn cán nóng 154%, thép lá cuộc cán nguội 5%, thép ống hàn 15%, tôn mạ vàng và sơn phủ màu 12%

Thế Hải