Ngành ngân hàng hiện đại có là nguy cơ gây khủng hoảng tài chính toàn cầu?
Nới room ngoại vẫn cần thận trọng | |
Bộ sậu MHB lập công ty sân sau để trục lợi |
Nguồn: SCMP. |
Theo đưa tin từ South China Morning Post, nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính khác diễn ra sẽ vẫn tồn tại nếu các nhà đầu tư ngân hàng còn tin rằng lợi nhuận và những khoản tiền thường hào phóng có thể đảm bảo kỷ luật và quy định tài chính.
Những nhân viên phục trách bộ phận ngân hàng đầu tư hiếm khi khiếu nại bởi việc chuyển sang một ngân hàng khác luôn dễ dàng hơn thể hiện thái độ bất mãn. Bởi vậy, khi tờ Financial Times tiết lộ vào tháng 9 rằng các ngân hàng đầu tư HSBC nhận định rằng chiến lược của họ đã "thất bại hoàn toàn" và "hiệu suất thực sự kinh khủng" gây ngạc nhiên cho giới tài chính.
Bản ghi nhớ với tiêu đề “Ngân hàng toàn cầu và thị trường: Cái giá của thất bại liên tiếp” có đoạn: “Qua nhiều năm, lãnh đạo của bộ phận đã hoàn toàn thất bại trong việc tạo ra một chiến lược thành công. Chúng tôi hoàn toàn chán nản, mất tinh thần và không tin tưởng vào lãnh đạo hiện tại".
Vào tuần trước, HSBC đã công bố kết quả kinh doanh khả quan trong quí III. Doanh thu điều chỉnh tăng 9%, lợi nhuận trước thuế tăng 16%, lợi nhuận mảng bán lẻ và quản lý tài sản tăng 25% và ROE 9 tháng đầu năm là 9% tăng so với mức 8,2% trong cùng kỳ năm ngoái.
Vấn đề là mức độ ưu tiên phân bổ vốn cho ngân hàng đầu tư - một lĩnh vực rộng kết hợp các dịch vụ tư vấn như sáp nhập và mua lại (M&A), thị trường vốn và IPO. Lời phàn nàn ở trên không chỉ thể hiện chất lượng mà còn là sự thiếu hiểu biết về những sai phạm trước đây.
Chỉ 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, một thế hệ các giám đốc ngân hàng mới luôn bị ám ảnh bởi tính thận trọng, tham lam và được mô tả là “muốn nhận lương như đối tác nhưng không tính toán rủi ro như đối tác” ra đời.
Tuần trước, các nhà quản lý cấp cao của Deutsche Bank đã phải trải qua cơn bão sáp nhập sau khi giám đốc điều hành Christian Sewing thú nhận kết quả kinh doanh quí III đáng thất vọng của ngân hàng trong một buổi thảo luận. Ông đã xoá bỏ tin đồn về một vụ sáp nhập với Commerzbank của các giám đốc điều hành hàng đầu trong ngân hàng.
Việc sáp nhập đã trở thành liều thuốc giúp củng cố bảng cân đối thu chi và giá cổ phiếu của Deutsche (hiện đang giao dịch ở mức khoảng 25% giá trị sổ sách). Quan trọng hơn cả, những khoản thu trong tương lai có thể cải thiện nhờ nguồn vốn dồi dào giúp mở rộng kinh doanh.
Điều này như một tín hiệu báo trước của một cuộc khủng hoảng văn hoá ngân hàng đầu tư. Nhớ lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 10 năm trước, nhiều chuyên gia đã tự hỏi liệu nó có thể tái diễn hay không và theo kịch bản nào?
Ngân hàng đầu tư hiện đại liên quan đến nhiều hơn là chỉ cung cấp lời khuyên cho khách hàng, phần lớn những tài khoản đầu tư cần có lãi. Ở châu Á, nó có thể là hoạt động cho vay cá nhân đến hoạt động IPO.
Nhiều nguồn tin cho biết các ngân hàng lớn đã thực hiện loại cho vay này hoặc sản phẩm cơ cấu tài chính để vượt qua các đối thủ trong những năm qua. Một số khoản vay có thể không bao giờ được hoàn trả và sẽ xáo trộn từ nội bộ ngân hàng đầu tư đến chính các ngân hàng tư nhân - nơi họ lặng lẽ che giấu nó.
Như vụ bê bối tham nhũng 1MDB (một quỹ đầu tư quốc gia của Malaysia) đã chỉ ra các ngân hàng đầu tư có thể cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp tốt nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc họ sẽ đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
Ngày nay, việc ngăn trở thương mại, ngân hàng bán lẻ, quản lý kho bạc, IPO, thị trường vốn và nợ là không thực tế khi mà rủi ro của nó đã giảm thông qua bảng cân đối hàng ngày.
Các hệ thống đắt đỏ đã được thiết kế để theo dõi và quản lý dòng chảy tín dụng rủi ro thông qua bảng cân đối kế toán nhằm ngăn chặn sự bùng nổ của một cuộc khủng hoảng Lehman Brothers tiếp theo. Tuy nhiên, chúng chỉ có hiệu quả khi các giám đốc ngân hàng đưa ra quyết định.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính, các ngân hàng toàn cầu vẫn đang bế tắc trong thế lưỡng nan giữa tồn tại và văn hoá. Các ngân hàng đã vượt quá xa vai trò truyền thống vốn chỉ là các tổ chức tín dụng và cho vay.
Họ đã tạo ra một ngành tài chính phái sinh khổng lồ trong khi không thể quản lý được. Việc chặn đứng dòng chảy này sẽ gây ra sự sụp đổ tài chính dẫn đến khủng hoảng toàn bộ ngành ngân hàng, nơi là khởi nguồn cho hoạt động phái sinh khác.
Mô hình ngân hàng truyền thống được thiết lập trên các mối quan hệ thay vì giao dịch. Các hoạt động phái sinh do ngân hàng duy trì ngày nay thông qua "đánh dấu thị trường" chắc chắn sẽ gây khó khăn cho chính phủ trong tương lai.
Và nguồn gốc cuộc khủng hoảng tiếp theo không phải là tính trung gian của công nghệ mà chính là vai trò của các ngân hàng hiện đại. Việc tính toán sự không cân xứng giữa rủi ro và thời gian so với khoản tiền gửi được Chính phủ bảo lãnh vẫn là công thức hoàn hảo để tư nhân hóa lợi nhuận và xã hội hóa tổn thất.