Xuất khẩu gạo Việt Nam vừa thiết lập kỷ lục mới và cùng với đó, Việt Nam đã có ngay Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".
Thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đang đồng loạt xuống đồng thu hoạch lúa Mùa chính vụ. Vụ Mùa năm nay, bà con nông dân vừa trúng vụ, giá bán cao, chi phí đầu tư ổn định nên niềm vui của bà con nông dân được nhân đôi.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho rằng cần bổ sung cơ chế quy định giá sàn xuất khẩu gạo nhằm đảm bảo hiệu quả cho nông dân sản xuất lúa, đồng thời đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa thương nhân.
Nửa cuối năm 2023, doanh nghiệp xuất khẩu gạo tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng tăng dự trữ lương thực của các quốc gia trên thế giới, trong khi Ấn Độ lại đang xem xét cấm xuất khẩu các loại gạo. Cơ hội đã đến nhưng các doanh nghiệp lo lắng không nắm bắt được vì những rào cản về vốn và tín dụng.
11 tháng đầu năm 2022, Thái Lan xuất khẩu hơn 6,9 triệu tấn gạo, vượt qua mức 6,7 triệu tấn của Việt Nam. Dự báo con số này sẽ tăng lên hơn 7,7 triệu tấn và Thái Lan sẽ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, sau Ấn Độ.
11 tháng năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt gần 6,7 triệu tấn, trị giá hơn 3,2 tỷ USD. Bộ NN&PTNT dự báo tổng lượng gạo xuất khẩu cả năm nay sẽ đạt 7 triệu tấn, tương đương gần 4 tỷ USD.
Giá gạo xuất khẩu Thái Lan giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba tháng, trong khi giá tại Việt Nam ở mức cao nhất trong nhiều tháng qua. Dự báo giá gạo sẽ tiếp tục tăng và cơ hội xuất khẩu của Việt Nam thêm rộng cửa khi lo ngại nguồn cung hạn chế đang tăng cao.
Trong tháng 8 cả nước xuất khẩu gần 718.100 tấn gạo, trị giá 339,6 triệu USD. Kết quả này tăng mạnh 44,4% về lượng và tăng 40% kim ngạch so với tháng 8/2021.
Thông tin về việc Việt Nam và Thái Lan sẽ cùng tăng giá gạo 20% như một số báo chí đã đưa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định với vai trò là quốc gia xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới, Việt Nam luôn tôn trọng quy luật thị trường, tuân thủ quy định của WTO và các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Theo đưa tin từ Reuters, Ấn Độ có thể sẽ cho phép xuất khẩu một số lô gạo đang bị mắc kẹt tại các cảng sau khi lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm được ban hành hồi đầu tháng 9.
Theo đưa tin từ Nikkei, người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan sẽ thăm Việt Nam vào đầu tháng 10 tới để hội đàm với Bộ trưởng Lê Minh Hoan về việc nâng giá xuất khẩu gạo.
Giá gạo trắng 5% tấm tại Thái Lan, Việt Nam và Myanmar đã tăng lên khoảng 20 USD/tấn trong 4 ngày qua sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo 100% tấm và áp thuế 20% đối với một số loại gạo.
Ngay sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% một số loại gạo, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng với các đối tác Ấn Độ cần nhanh chóng liên hệ với họ để kiểm tra tình trạng giao hàng và đàm phán lại hợp đồng với những lô hàng chưa xuất khẩu.
Theo đưa tin từ Reuters, việc vận chuyển các lô hàng gạo lên tàu đã bị đình trệ sau khi quyết định áp thuế mới của Ấn Độ có hiệu lực và người mua không muốn trả thêm tiền.